Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quy hoạch điện VII: Làm gì để bảo vệ môi trường?

Việt Nam đã có 28 nhà máy nhiệt điện (NMNĐ), chiếm khoảng 35% công suất đặt của hệ thống điện Việt Nam. Cùng với đó, vấn đề bảo vệ môi trường tại các NMNĐ là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc đưa ra những quy định nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường là rất cần thiết.

Những DA lớn chậm tiến độ

Báo cáo của Bộ Công thương - đã chỉ ra một số dự án nhiệt điện đang chậm tiến độ.

Theo đó, vướng mắc đối với dự án NMNĐ Thái Bình 2 là rất phức tạp, liên quan tới nhiều bộ, ngành và nhiều nội dung vượt thẩm quyền giải quyết của Bộ Công thương.

Bộ Công thương nếu rõ, về tiến độ, đến nay chưa thể đánh giá được thời gian hoàn thành dự án; tổng thầu PVC bị hạn chế về năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án; một số gói thầu phụ bị kéo thời gian lựa chọn nhà thầu, có giá gói thầu vượt dự toán được phê duyệt, các bên chậm xử lý tình huống trong đấu thầu.

Về dòng tiền dự án, Bộ Công thương cho biết: “PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án vào các mục đích khác (1.080 tỷ đồng, theo báo cáo của PVN tại Công văn số 7390/DKVN-HĐTV ngày 24/11/2017) ảnh hưởng đến chi phí thực hiện dự án…”.

Tại Dự án NMNĐ Long Phú 1, theo Bộ Công thương, tổng mức đầu tư được lập năm 2010 (lập với mặt bằng giá thời điểm 2009) đến nay không còn phù hợp với tình hình thực tế của dự án, nhiều hạng mục trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt còn thiếu, một số định mức đơn giá chưa có trong định mức xây dựng hiện hành...

Dự án NMNĐ Long Phú 1 - do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư và nhà thầu là Công ty Power Machines (PM) của Nga, mới hoàn thành 72,77% khối lượng công việc so với khối lượng dự kiến theo kế hoạch là 95,52%, tức chậm khoảng 22,75% (tương đương chậm 18 tháng).

Một trong những nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ là do ngày 26/1/2018, nhà thầu Power Machines bị đưa vào danh sách các công ty bị cấm vận bởi Bộ Tài chính Mỹ; vì vậy, việc thực hiện các công việc của Hợp đồng EPC của Liên danh PM & PTSC bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tiêu cực đến tất cả các công việc thiết kế, mua sắm, chế tạo và thi công xây dựng của dự án, tiếp tục gây chậm trễ tiến độ dự án.

Theo đánh giá sơ bộ của PM, lệnh cấm vận của Mỹ đối với PM sẽ khiến tiến độ của dự án bị chậm lên đến 36 tháng, đã ảnh hưởng đến các hợp đồng thầu phụ, ảnh hưởng đến giao dịch thanh toán, bảo lãnh tạm ứng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và ảnh hưởng đến công tác thu xếp vốn.

Trong khi đó, HSBC và các ngân hàng quốc tế thông báo không thể tiếp tục tài trợ vốn cho dự án theo các kết quả đàm phán, đã được tập đoàn và các ngân hàng thu xếp vốn thống nhất (khoảng 780 triệu USD).

Dự án NMNĐ Sông Hậu 1, tổng đầu tư khoảng 2 tỷ USD, do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư và tổng thầu là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama), có tổng tiến độ lũy kế đến hết tháng 4/2018 đạt 56,57%, chậm hơn 25% so với tiến độ cấp 3 được duyệt và tiến độ hợp đồng EPC đã ký. Theo đánh giá, hiện tiến độ dự án bị chậm khoảng 24 tháng.

Nguyên nhân khiến dự án bị chậm tiến độ được cho là dự án nhiệt điện Sông Hậu 1 đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc.

Theo quy định của Hợp đồng EPC sau thời gian 12 tháng kể từ ngày ký (10/4/2016), đơn giá cho phần xây dựng, lắp đặt và gia công chế tạo trong nước được điều chỉnh. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn áp dụng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền không có hướng dẫn chi tiết về phương thức điều chỉnh giá nên Ban Quản lý dự án và Tổng thầu Lilama, tư vấn thẩm tra mất rất nhiều thời gian trao đổi, thống nhất trong thực tế triển khai.

Với hạng mục Sân phân phối 500 kV, theo hợp đồng EPC đã ký với nhà thầu Vinaincon ngày 15/5/2017, tiến độ thực hiện hợp đồng là 602 ngày, dự kiến đóng điện ngược ngày 7/1/2019, tuy nhiên hiện nay vẫn đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ thiết kế kỹ thuật và còn tiềm ẩn nguy cơ chậm hơn.

Ngoài các dự án trên, Dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (BOT), Vĩnh Tân 4 mở rộng và Dự án nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (660MW) cũng được Bộ Công thương đưa vào danh sách…

Quy hoạch điện VII: Làm gì để bảo vệ môi trường? - Hình 1

Lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 30% tổng lượng tro, xỉ phát sinh của các NMNĐ

Thách thức xử lý tro, xỉ

Đối với lượng tro, xỉ của các NMNĐ, sau khi ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 và Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các NMNĐ, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng, các NMNĐ đã tích cực, chủ động tiêu thụ lượng tro, xỉ để làm vật liệu xây dựng.

Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, 28 NMNĐ đang vận hành, lượng tro, xỉ phát sinh thực tế hàng năm khoảng 12,2 triệu tấn/năm. Năm 2017, lượng tro, xỉ tiêu thụ đạt 4 triệu tấn, chiếm khoảng 30% lượng phát sinh. “Đây là một vấn đề vướng mắc lớn nhất trong công tác bảo vệ môi trường đối với các NMNĐ”, Bộ Công thương cho biết.

Cũng theo Bộ Công thương: “Cụm nhiệt điện phía bắc tiêu thụ được hết số tro, xỉ thải ra. Cụm nhiệt điện ở miền Trung và miền Nam gặp khó khăn trong việc tiêu thụ như Vĩnh Tân 2, Vũng Áng 1, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3... đã tìm được đơn vị để tiêu thụ tro, xỉ; tuy còn hạn chế nhưng các đơn vị này đang từng bước xây dựng kế hoạch để tiêu thụ tro, xỉ của các nhà máy”.

Việc tiêu thụ tro, xỉ tại các NMNĐ đang được vận hành theo cơ chế thị trường, nhưng lượng tiêu thụ còn thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nổi cộm nhất đó là thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ việc thúc đẩy tiêu thụ.

Đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công thương) nhấn mạnh: “Do một số quy định còn thiếu, chưa được ban hành như thông tư quy định về điều kiện đối với chủ cơ sở tiếp nhận, vận chuyển, xử lý tro, xỉ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho tro, xỉ của NMNĐ làm vật liệu san lấp... nên ảnh hưởng đến tiêu thụ tro, xỉ”.

Với lượng tro, xỉ rất lớn phát sinh hàng năm của các NMNĐ than, các nhà kinh tế cho rằng, nếu được xử lý tốt thì mỗi năm Việt Nam có thể tiết kiệm hàng chục triệu tấn khoáng sản, hàng trăm ha diện tích làm bãi chứa và quan trọng hơn là xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường chất thải rắn từ NMNĐ, bảo đảm phát triển bền vững, thân thiện với môi trường.

Đối với vấn đề cơ chế, chính sách, ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp đề nghị cần sớm sửa đổi Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ, theo hướng loại bỏ “giấy xác nhận bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường” để các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng từ tro, xỉ dễ dàng tiếp cận và tái chế tro, xỉ của NMNĐ. Đồng thời, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với tro, xỉ làm vật liệu xây dựng, vật liệu san nền…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đề xuất: Nên quy định các đơn vị xử lý tro thải của các nhà máy điện được hưởng một phần chi phí chôn lấp tro thay vì phải mua như hiện nay. Hơn nữa, tro, xỉ thải của các NMNĐ than cần phải được xử lý đảm bảo các yêu cầu theo TCVN ban hành để đảm bảo chất lượng vật liệu xây dựng và chất lượng công trình.

PGS. TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch Hội KHKT Nhiệt Việt Nam cho biết, tổng nhu cầu than cho sản xuất điện của cả nước đến năm 2020 sẽ là 63 triệu tấn, năm 2025 là 95,4 triệu tấn và năm 2030 là 128,4 triệu tấn, tương đương tổng lượng tro thải ra là 15,09 triệu tấn (năm 2020), 17 triệu tấn (năm 2025) và 20,58 triệu tấn (năm 2030). Vì vậy, để đảm bảo các NMNĐ than hoạt động ổn định, cần khẩn trương tìm giải pháp để tiêu thụ lượng tro xỉ đang tiếp tục phát sinh và còn tồn tại các bãi thải xỉ hiện nay.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.