Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa thực hiện các nhiệm vụ quan trọng trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đặc biệt là chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn, đòi hỏi các cấp, các ngành trong tỉnh Thanh Hóa cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ.

Tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đứng top 5 cả nước
Tỉnh Thanh Hoá là một trong những địa phương đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước.

Những dấu ấn nổi bật trong thực hiện thành công “mục tiêu kép”

Tỉnh Thanh Hóa triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 trong bối cảnh làn sóng dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Nhưng với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả của các cấp, các ngành; sự chung tay góp sức của cộng đồng doanh nghiệp và sự vào cuộc, đồng tình ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, tỉnh đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa kiểm soát, khống chế dịch Covid-19, vừa duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh đã triển khai nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch. Ngay sau khi phát hiện các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, các cấp, các ngành đã nhanh chóng thực hiện truy vết, xét nghiệm bóc tách F0; thực hiện giãn cách, cách ly, phong tỏa phù hợp với từng địa bàn dân cư, dựa trên mức độ nguy cơ lây lan dịch bệnh. Thực hiện “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ. Do vậy, mặc dù là tỉnh có nguy cơ cao do dân số đông, lưu lượng người qua lại lớn qua trục giao thông Bắc - Nam, số lượng người dân từ các tỉnh, thành phía nam trở về nhiều,... song Thanh Hóa đã đạt được kết quả phòng, chống dịch Covid-19 rất tích cực.

Năm 2021 Thanh Hóa vẫn giữ được mức tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 8,85%, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố có mức tăng cao của cả nước; tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp, thủy sản; sản xuất công nghiệp; giá trị xuất khẩu; thành lập mới doanh nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công; thu ngân sách Nhà nước... đều thu được kết quả khả quan.

Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư của tỉnh được thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch Covid-19 và đạt được những kết quả lạc quan. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ước đạt 137.630 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ; trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 89 dự án đầu tư trực tiếp (có 8 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài), với tổng số vốn đầu tư đăng ký 24.015 tỷ đồng và 112,7 triệu USD. Thành lập mới 3.500 doanh nghiệp, tăng 16,7% kế hoạch, đứng thứ 4 cả nước về thành lập mới doanh nghiệp.

Tỉnh cũng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 với nhiều giải pháp cụ thể, sáng tạo. Kết quả, giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 25/11/2021 đạt 8.211,7 tỷ đồng, bằng 89,1% kế hoạch, cao hơn 5% so với cùng kỳ và đứng thứ 2 cả nước về tỷ lệ giải ngân nhanh.

Ông Nguyễn Thành Luân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa, cho biết: Với những thành tựu về phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, đặc biệt là những kết quả ấn tượng trong thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, đây sẽ là những điều kiện hết sức thuận lợi thúc đẩy kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2022 và các năm tiếp theo.

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn đưa Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng mới

Theo ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021-2025, trong bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi, đan xen không ít khó khăn, thách thức. Để thực hiện thắng lợi 25 chỉ tiêu chủ yếu năm 2022 về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đặc biệt là chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên; đòi hỏi các cấp, các ngành trong tỉnh Thanh Hóa cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ.

Thanh Hóa sẽ tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Xây dựng kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế phù hợp với lộ trình kiểm soát dịch bệnh, trọng tâm là khuyến khích phát triển các ngành, lĩnh vực mới thích ứng tốt với dịch bệnh; đồng thời khẩn trương phục hồi ngành du lịch, dịch vụ và các ngành sản xuất chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách đã được ban hành để sớm cụ thể hóa, đưa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025 vào cuộc sống. Đặc biệt, khẩn trương phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương để được hướng dẫn triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội để sớm phát huy hiệu quả của các chính sách trong thời gian nhanh nhất, tạo xung lực mới cho phát triển của tỉnh. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới quy hoạch theo hướng đồng bộ, đảm bảo mối liên kết trong nội bộ vùng, giữa các vùng trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.

Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tập trung đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, trọng điểm là các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ số và chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh.

Nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận các nguồn lực đất đai, tài chính, nhân lực. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư; ưu tiên dành các vị trí thuận lợi về hạ tầng kết nối, lợi thế thương mại, bố trí đủ nguồn lực thực hiện giải phóng mặt bằng và các điều kiện cần thiết để thu hút các dự án quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để tạo đột phá trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, tập trung vào các lĩnh vực như: hạ tầng giao thông, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông và một số công trình hạ tầng quan trọng khác... Tập trung giải quyết các nút thắt trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư có sử dụng đất; rà soát, hoàn thiện các quy định, cơ chế, chính sách về đất đai, bồi thường hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước và doanh nghiệp thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án, bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội, đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân. Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững và nâng cao thành tích giáo dục mũi nhọn. Huy động các nguồn lực để hiện đại hóa hệ thống y tế; nhất là củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, đầu tư cơ sở vật chất mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm khả năng phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tiếp tục xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh Nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; tăng cường công tác dự báo, chủ động ứng phó với các tình huống an ninh phi truyền thống.

Năm 2022 được mở ra với Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa bắt đầu có hiệu lực, nhiều dự án lớn được khởi công xây dựng đang mở ra cho Thanh Hóa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh và không gian mới cho phát triển.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp và toàn thể Nhân dân tiếp tục phát huy cao độ truyền thống đoàn kết, tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, chung sức, đồng lòng, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu, nhiệm vụ, xây dựng Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.

Lê Nam- Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.
Đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Ngày 30/04/2024, tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, ông Vũ Trần Nguyễn, Phó Tổng giám đốc EVNNPT, kiêm Giám đốc Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) đã đi kiểm tra thi công xuyên lễ công trường dự án đường dây 500kV Quỳnh Lưu – Thanh Hoá và TBA 500kV Thanh Hoá.

Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo
Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike.

Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024
Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024

Tiếp tục lỗ trong quý đầu năm 2024, CTCP Thép Pomina (mã POM - sàn HOSE) nâng tổng lỗ luỹ kế lên 1.697,1 tỷ đồng, bằng 60,7% vốn điều lệ.

Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng
Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3
Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3

Vào lúc 01h25 ngày 02/5/2024, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành trở lại các đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, Quảng Trạch - Vũng Áng sau khi thực hiện sắp xếp lại đấu nối hoàn trả các Đường dây 500kV Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi để đấu nối Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch-Quỳnh Lưu.

Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An tại buổi đi kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối và các vị trí móng do nhà thầu Việt Á thi công đoạn qua tỉnh Hưng Yên.