Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: Chắp cánh cho doanh nghiệp

Tại cuộc họp Bộ Công thương mới đây về việc rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương, dự kiến, có khoảng 464 - 612 điều kiện kinh doanh sẽ bị cắt giảm trong thời gian tới (tương đương 38,15 - 50,3%) tổng các điều kiện kinh doanh.

Đề xuất 2 phương án cắt giảm

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, việc rà soát cần phải được thực hiện một cách cầu thị, hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh trên tinh thần xem xét, đánh giá, giải trình việc chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết, trong đó hạn chế tối đa các điều kiện mang tính chất rào cản gia nhập thị trường.

Rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh: Chắp cánh cho doanh nghiệp - Hình 1

XNK lúa gạo - một trong 10 ngành nghề không có đề xuất cắt giảm điều kiện kinh doanh

Cụ thể, rà soát với các tiêu chí. Thứ nhất, chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước từ nặng về tiền kiểm để chuyển dần sang hậu kiểm trong xây dựng, thực hiện các điều kiện kinh doanh. Thứ hai, việc xây dựng, thực hiện điều kiện đầu tư kinh doanh phải tính đến các điều kiện gia nhập thị trường theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Thứ ba, điều kiện đầu tư, kinh doanh nếu thực sự cần thiết cũng phải đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014. Thứ tư, phương án đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và chuyển đổi phương thức quản lý nhà nước trong từng lĩnh vực phải được đánh giá, xem xét thận trọng về tính khả thi, các điều kiện nguồn lực của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, xem xét khả năng phân cấp mạnh mẽ hơn cho các địa phương trong quản lý, thực hiện.

Báo cáo của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại cuộc họp chiều 15/9, Tổ công tác cho biết: Qua tổng hợp kết quả tự rà soát của các đơn vị, tính đến ngày 12/9/2017, tổng số điều kiện kinh doanh trước rà soát là 1.216/27 ngành nghề (chưa tính ngành nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28).

Về tổng số điều kiện đề xuất cắt giảm: Tổ công tác đề xuất 2 phương án. Phương án 1: đề xuất cắt giảm 464 điều kiện (tương đương 38,15% tổng số các điều kiện kinh doanh). Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, đề xuất cắt giảm 180/350 điều kiện. Phương án 2, mức cắt giảm lên đến 612 điều kiện kinh doanh (tương đương mức cắt giảm 50,3% tổng số 17 ngành nghề). Trong đó, riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, số điều kiện đề xuất cắt giảm là 331/tổng số 350 điều kiện kinh doanh.

Cũng theo báo cáo của Tổ công tác, trong số 27 ngành nghề nằm trong diện rà soát thì có 10 ngành nghề không có đề xuất cắt giảm, gồm: Kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; xuất khẩu gạo (lĩnh vực này đã được đề xuất đơn giản hóa theo hướng bỏ yêu cầu về quy mô trong từng điều kiện và thay vào đó áp dụng quy chuẩn); tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt; tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa đã qua sử dụng; kinh doanh khoáng sản; hoạt động mua bán hàng hóa và mua bán hàng hóa của DN FDI; hoạt động dầu khí; kiểm toán năng lượng, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.

17 ngành nghề kinh doanh còn lại đề xuất cắt giảm, gồm: Xăng dầu; khí; tiền chất thuốc nổ; hóa chất; rượu; thuốc lá; thực phẩm; điện; tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh; nhượng quyền thương mại; logistic; tiền chất công nghiệp; sở giao dịch hàng hóa; giám định thương mại; đa cấp; thương mại điện tử; vật liệu nổ công nghiệp (bao gồm cả hoạt động tiêu hủy).

Như vậy, sau khi cắt giảm, tổng số điều kiện còn lại là 752, nếu áp dụng theo phương án 1 và 604 điều kiện, nếu áp dụng phương án 2.

“Cái gì còn vướng thì cần tháo gỡ”

Tại cuộc họp, đối với riêng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm - vốn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, Vụ Pháp chế (Bộ Công thương) đánh giá, nếu thực hiện theo phương án 1 thì chỉ cần căn cứ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm mà Chính phủ phân công 3 bộ quy định chi tiết các điều kiện chung - đang được quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010.

Còn nếu thực hiện theo phương án 2 - tức là sẽ có sự thay đổi lớn về tư duy quản lý theo hướng chuyển từ tiền kiểm (quy định điều kiện - kiểm tra đáp ứng đủ điều kiện - chứng nhận đủ điều kiện) sang hậu kiểm (quy định tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn - kiểm tra việc thực hiện trong quá trình kinh doanh). Và nếu thực hiện theo phương án này, sẽ tốn nhiều thời gian, không kịp thời do việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải thực hiện theo quy trình của Luật Tiêu chuẩn, quy chuẩn. Ngoài ra, không thể xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chung về an toàn thực phẩm cho các ngành sản xuất các thực phẩm khác nhau.

Trên cơ sở đánh giá tính khả thi, cũng như điều kiện thực tế tại Việt Nam, các đơn vị thống nhất sẽ song song thực hiện cả 2 phương án, trên cơ sở cái nào có thể cắt giảm ngay, điều kiện nào không còn phù hợp và bị coi là rào cản thì cần cắt bỏ ngay. Cái nào đã là quy chuẩn và theo thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế thì cần tiếp tục nghiên cứu rà soát để đề ra lộ trình cắt giảm cụ thể, đồng thời cần ban hành kế hoạch hành động và giám sát cụ thể đối với quá trình thực hiện.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ghi nhận sự nỗ lực của từng đơn vị thuộc Bộ khi chỉ trong 1 tuần, đã có thể rà soát và đưa ra được các con số khá trùng khớp nhau. Bộ trưởng cho rằng, công việc trước mắt còn ngổn ngang, đề ra được danh mục cắt giảm rồi còn phải chuẩn bị được nguồn lực và cả nguồn ngân sách để đảm bảo việc giám sát, thực hiện có hiệu quả. Trước mắt, các đơn vị cần bắt tay vào đánh giá kết quả, cũng như tác động của đợt đơn giản hóa thủ tục hành chính tại Quyết định số 4846 ban hành hồi tháng 10/2016 đến đời sống DN và người dân.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho DN - sẽ là công việc trọng tâm đi suốt quá trình cải cách hành chính, hoàn thiện bộ máy, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và vì mục tiêu Chính phủ kiến tạo.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng thống nhất với ý kiến của Tổ công tác: “Vẫn còn khoảng 100 điều kiện khác cần tiếp tục được nghiên cứu, rà soát để cắt giảm bổ sung; đồng thời phân công nhiệm vụ cho từng đơn vị.

Trong đó, Cục Công nghiệp có nhiệm vụ rà soát điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực thuốc lá, khoáng sản. Cục An toàn kỹ thuật môi trường công nghiệp rà soát điều kiện kinh doanh với lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, kiểm định máy móc, thiết bị an toàn lao động; Cục Hóa chất rà soát các điều kiện kinh doanh đối với lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp; Cục Xuất nhập khẩu rà soát các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất; Vụ Thị trường trong nước rà soát các điều kiện kinh doanh lĩnh vực xăng dầu, sở giao dịch hàng hóa và Vụ Khoa học & Công nghệ rà soát điều kiện kinh doanh lĩnh vực thực phẩm”.

Hạn chót ngày 21/9 tới, các đơn vị sẽ có báo cáo kết quả cụ thể trình Bộ trưởng Trần Tuấn Anh xem xét quyết định.

Khánh Yên

Tin mới

4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm
4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm

Chiều nay, VN-Index có phiên thứ tư liên tiếp giảm điểm (giảm cả tuần). Trong số 4 phiên giảm điểm này, chỉ số VN-Index đã giảm 101,75 điểm.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm, từ ngày 20/3 đến 23/3 âm lịch. Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 28/4/2024 đến 1/5/2024 (từ 20/3 đến 23/3 âm lịch Giáp Thìn), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela

Tổng thống Venezuela Maduro Moros nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela; khẳng định sẽ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương của Venezuela để sớm đàm phán văn kiện hợp tác và triển khai các dự án cụ thể với Việt Nam; cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Venezuela.

Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?
Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đã đem lại nhiều thuận lợi cũng như cả những phiền toái như "tiền mất tật mang" cho người tiêu dùng. Theo đó, có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, nên vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí

Ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Đào Ngọc Dung; Cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền, ông Huỳnh Văn Tí.