Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rà soát, hoàn tất cơ sở pháp lý nhằm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đúng tiến độ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành để rà soát tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Tham dự cuộc họp chiều 17/03, có lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Ủy ban Dân tộc và Văn phòng Chính phủ.

Cuộc họp tập trung rà soát việc xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành để rà soát tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp trực tuyến với các bộ, ngành để rà soát tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Ảnh VGP/Hải Minh.

Sau khi nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là các chương trình nhận được sự quan tâm rất lớn của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, do đó Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành đã tập trung xây dựng, ban hành cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện.

Hiện các bộ, ngành đang tập trung hoàn tất xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trong đó có các thông tư về quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước, hướng dẫn tổ chức thực hiện nội dụng, dự án, tiểu dự án thành phần, hướng dẫn quy trình theo dõi, giám sát, đánh giá các chương trình.

Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở pháp lý cho việc tổ chức triển khai 03 chương trình MTQG ngay trong tháng Tư, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ giao Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị định quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 24/03.

Ảnh minh họa internet
Rà soát, hoàn tất cơ sở pháp lý nhằm triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia đúng tiến độ. Ảnh minh họa internet.

Bộ KH&ĐT khẩn trương nghiên cứu việc bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho Chương trình (629,163 tỷ đồng) theo đúng Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ sau khi sơ kết, đánh giá giữa kỳ kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành.

Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, Tư pháp hoàn thiện hồ sơ dự thảo quyết định quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỉ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương để thực hiện Chương trình MTQG nông thôn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng Ba này.

Các bộ, ngành được giao chủ trì quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc các chương trình MTQG theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình MTQG trong tháng Ba này ngay sau khi nghị định của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG được ban hành và có hiệu lực.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ KH&ĐT, Cơ quan Thường trực BCĐ Trung ương các chương trình MTQG chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đề xuất kế hoạch tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

Q.N (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?
Gói 120.000 tỷ đồng giải ngân chậm vì kéo dài đến năm 2030?

Gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư hiện nay tỉ lệ giải ngân khá thấp. Theo Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thì đối tượng ở gói vay này do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì quy định, còn Ngân hàng Nhà nước chỉ thực hiện cho cho vay. Chương trình này có thể kéo dài đến năm 2030.

Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng
Nutricare: Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng

Xác định sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo hệ sinh thái Y Dưỡng”, 14 năm qua, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare (Nutricare) luôn nỗ lực trong việc mang đến những giải pháp Dinh dưỡng Y học toàn diện, tối ưu với thể trạng người Việt, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng, mọi bệnh lý thông qua việc áp dụng khoa học dinh dưỡng hiện đại trong nước cũng như quốc tế.

Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ
Giá cà phê hôm nay 20/4: Giá trong nước giảm nhẹ

Giá cà phê trong nước giảm nhẹ so với phiên giao dịch trước, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao. Hiện giá mua trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên là trên 122.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 121.200 đồng/kg.  

Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng
Sắp công bố Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam và Hội thảo thương hiệu ngân hàng

Ngày 26/4/2024, tại trung tâm sự kiện MRD Place (Thái Hà, Hà Nội), Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường - Mibrand Việt Nam) sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề: “Thương hiệu ngành ngân hàng - Các yếu tố để trở nên vượt trội” và vinh danh Top 30 thương hiệu ngân hàng Việt Nam. 

Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc
Giá vàng hôm nay 20/4: Vàng trong nước lao dốc

Vàng trong nước đồng loạt giảm nhẹ, mất mốc 84 triệu đồng/lượng bán ra, trong khi đó, vàng thế giới tiếp tục đà tăng.

Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh
Thực trạng câu chuyện xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh

Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng thương hiệu gắn với phát triển xanh, phát triển bền vững là yêu cầu bắt buộc. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có những chuyển biến tới đâu và còn gặp những khó khăn gì cần được hỗ trợ tháo gỡ? Ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Mibrand Việt Nam (công ty cung cấp dich vụ Tư vấn xây dựng thương hiệu và Nghiên cứu thị trường) sẽ chia sẻ cùng bạn đọc xung quanh câu chuyện này.