Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rừng Đắk Nông bị triệt phá: Trách nhiệm thuộc về ai?

Thời gian qua, tình trạng chặt phá và khai thác rừng bừa bãi - đang là một vấn nạn, diễn ra tại các tỉnh Tây Nguyên.

Tháng 6/2016, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định cho đóng cửa rừng nhằm bảo vệ và tránh tình trạng rừng bị tàn phá. Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, những cánh rừng vẫn ngày  đêm bị… xẻ thịt.

Chứng kiến thực tế tại huyện Đắc Song (Đắc Nông), đập vào mắt chúng tôi là các cánh rừng bị triệt phá một cách không thương tiếc. Rừng vẫn bị tàn phá để làm nương rẫy và các mục đích khác. Đi vào sâu bên trong, người dân nơi đây vẫn thản nhiên trồng tiêu, điều, cà phê trên các cánh rừng bị đốn hạ, nhiều cây gốc vẫn còn cháy đen.

Việc rừng bị triệt hạ không thương tiếc, một phần trách nhiệm lớn thuộc về các cơ quan quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắc Nông và huyện Đắc Song. Nói người dân phá rừng mà lực lượng kiểm lâm không biết, thì đó là điều nực cười, bởi có những cánh rừng bị đốn hạ cách trạm gác của lực lượng kiểm lâm và liên ngành không xa! Đi ngoài đường, có thể nghe thấy tiếng cưa, xẻ gỗ dội vào tai… Bề ngoài, rừng vẫn rất bình yên, nhưng đó chỉ là vỏ bọc. Còn bên trong, hàng loạt cây bị một số người dân chặt phá, lấy đất làm nương rẫy, nhiều nơi cây còn đang ứa mủ vì mới bị chặt (!).

Trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng liên quan của tỉnh Đắk Nông và huyện Đắk Song ở đâu, khi để tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài?

Người dân nơi đây vô cùng bức xúc trước cảnh “chảy máu” tài nguyên rừng, nhưng họ đành bó tay! Lực lượng kiểm lâm và liên ngành thiếu trách nhiệm dẫn đến rừng từng ngày mất đi. Có lẽ, bên trong đó, còn có nhiều vấn đề - có thể được xem là bất ổn! Bởi lẽ, rừng Đắk Song bị đốt phá - đã diễn ra từ lâu, chứ không chỉ ngày một ngày hai như những gì đang diễn ra. Nhiều ngọn đồi, cây non hay cây cổ thụ đều bị đốn sạch, nhường chỗ cho những vườn tiêu, cà phê trái phép!

Nhiều khu rừng bị tán phá một cách công khai; xe, phương tiện, máy móc được đưa vào rừng thường xuyên mà không gặp phải bất kỳ khó khăn, trở ngại gì? Bên cạnh đó, có điều khó hiểu ở chỗ, nhiều người dân vào rừng, chỉ cần chở vài khúc gỗ mục ra thì liền bị lực lượng kiểm lâm và liên ngành thu giữ, xử phạt, trong khi nhiều người khác phá rừng vẫn thản nhiên đưa đủ các loại phương tiện, máy móc, không thể nói lực lượng kiểm lâm không biết? Nhiều cánh rừng nằm cạnh ngay lối đi (hàng ngày, rất nhiều người qua lại) vẫn bị đốt phá - là điều không thể chấp nhận được! Không lẽ, việc bảo vệ rừng ở đây lại lạ kỳ tới mức “con voi chui lọt lỗ kim”?

Nhà nước luôn quan tâm và xử lý nghiêm minh đối với những sai phạm trong công tác bảo vệ rừng. Thế nhưng, việc rừng ở Đắk Song vẫn bị tàn phá ồ ạt, rõ ràng là đi ngược lại với quyết định và chỉ đạo của Chính phủ.

Thiết nghĩ, cần phải quy trách nhiệm cụ thể cho từng tập thể và cá nhân; có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những người tiếp tay hoặc thờ ơ trong công tác bảo vệ rừng ở Đắk Song. Bởi một khi, tình trạng rừng bị tán phá diễn ra với tốc độ như hiện nay thì thời gian không lâu, những cánh rừng ở đây sẽ biến mất, không phải là chuyện lạ.

Danh Tạo

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.