Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản?

Để xảy ra sai phạm tại dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội), trách nhiệm lớn nhất thuộc về Sở TN&MT, Sở Xây dựng. Bởi, trong suốt 4 năm (từ 2013 - 2016), 2 cơ quan này đã liên tục buông lỏng trách nhiệm, buông lỏng quản lý để cho sai phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng kéo dài, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

THCL - Để xảy ra sai phạm tại dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội), trách nhiệm lớn nhất thuộc về Sở TN&MT, Sở Xây dựng. Bởi, trong suốt 4 năm (từ 2013 - 2016), 2 cơ quan này đã liên tục buông lỏng trách nhiệm, buông lỏng quản lý để cho sai phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng kéo dài, gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản? - Hình 1

Dự án Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội)

Trách nhiệm trước hết thuộc về Sở TN&MT

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ: UBND TP. Hà Nội đã để xảy ra những vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng dẫn đến nhiều chủ đầu tư sử dụng đất của nhà nước từ lâu, nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất (tính đến ngày 31/12/2014 là 7.166 tỷ đồng).​ Trong đó, dự án xây dựng Đại Thanh (do DN tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư - Tập đoàn Mường Thanh) đến thời điểm thanh tra chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều sai phạm…

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển cơ quan công an điều tra vụ việc, vì có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND TP. Hà Nội.

Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản? - Hình 2Thanh tra Chính phủ kiến nghị chuyển cơ quan công an điều tra đối với sai phạm của dự án Đại Thanh

Vậy, những Sở, ngành nào của TP. Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm? Tại Báo cáo thanh tra của UBND TP. Hà Nội (năm 2013), có thể thấy rất rõ: Trách nhiệm đầu tiên thuộc về Sở TN&MT Hà Nội và ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở giai đoạn này sẽ phải chịu trách nhiệm!

Về thẩm định nhu cầu sử dụng đất, Báo cáo nêu rõ: Theo quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 18/1/2010 của UBND TP. Hà Nội về thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà nông thôn quy định:

“Đối với các dự án đầu tư không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư thì phải thực hiện thẩm định nhu cầu sử dụng đất. Chủ đầu tư nộp hồ sơ, Sở TN&MT có trách nhiệm gửi hồ sơ đến các sở, ngành, UBND cấp huyện (nơi có đất) để lấy ý kiến bằng văn bản đối với dự án. Sau khi nhận đủ ý kiến các sở ngành, trong thời gian 05 ngày, Sở TN&MT tổng hợp ý kiến và có văn bản báo cáo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất để trả chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ dự án và quyết định đầu tư dự án theo quy định”.

Đối với dự án Đại Thanh: Năm 2011, Sở TN&MT nhận được hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh. Sở TN&MT đã có Văn bản số 2557/STNMT-ĐKTK ngày 27/7/2011 gửi các đơn vị: Sở Tài chính, Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch Đầu tư, Cục Thuế Hà Nội, UBND huyện Thanh Trì đề nghị tham gia ý kiến thẩm định nhu cầu sử dụng đất của chủ đầu tư.

Theo đó, các sở, ngành và UBND huyện Thanh Trì đã có văn bản gửi Sở TN&MT tham gia ý kiến thẩm định nhu cầu sử dụng đất của dự án. Tuy nhiên, thời điểm thanh tra (tháng 9/2013) Sở TN&MT chưa có văn bản thông báo kết quả thẩm định nhu cầu sử dụng đất để trả lời chủ đầu tư là vi phạm Điều 10, Quyết định 02/2010/QĐ-UB ngày 18/1/2010 của UBND Thành phố.

Về thẩm định hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Sau khi nhận hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ năm 2011, theo báo cáo của đại diện Sở TN&MT tại cuộc họp với Thanh tra Thành phố (ngày 07/8/2013): Hiện chủ đầu tư đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất nên Sở TN&MT chưa lập tờ trình, dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trình UBND Thành phố.

Theo hồ sơ tài liệu do Sở TN&MT cung cấp, Thanh tra Thành phố thấy: Từ năm 2011 đến thời điểm thanh tra, Sở Sở TN&MT có Văn bản số 2002/STNMT-ĐKTK ngày 30/5/2012 và Văn bản số 3164/STNMT-SSKTK ngày 14/8/2012 gửi Công ty CP đầu tư Hải Phát đề nghị bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Như vậy, thời gian giải quyết hồ sơ của Sở TN&MT quá dài, vượt quá thời gian quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-UB ngày 18/1/2010 của UBND Thành phố. Sở TN&MT chưa làm hết trách nhiệm, chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ, chưa kịp thời hướng dẫn, yêu cầu đơn vị bổ sung hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Về thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai: Sở TN&MT chưa nắm bắt, theo dõi, kiểm tra, giám sát kịp thời việc thực hiện pháp luật đất đai của dự án Đại Thanh.

Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản? - Hình 3

Ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội

Trước những sai phạm trên của dự án Đại Thanh, Thanh tra TP. Hà Nội đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo: Kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở TN&MT vì buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát chặt chẽ dẫn đến để tồn tại một dự án phát triển nhà ở có nhiều vi phạm trên địa TP. Hà Nội.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận thắc mắc là: Tại sai phạm của dự án vẫn tiếp tục kéo dài cho đến nay? Ai đã bao che để Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên liên tục vi phạm pháp luật về xây dựng? Tại sao không có lãnh đạo sở, ngành nào của Hà Nội bị xử lý? Và ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội có vô can, khi không hề có biện pháp ngăn chặn những vi phạm sau đó của các nhà đầu tư để dẫn tới việc thất thoát tài sản của Nhà nước lên tới hơn 7000 tỷ đồng; Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị khởi tố hình sự vụ án?

Sai phạm này không chỉ thuộc về Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội thời kỳ trước tháng 9/2013 mà ngay cả Giám đốc đương nhiệm, ông Nguyễn Trọng Đông - người đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 9/2013 đến nay đã buông lỏng trách nhiệm của mình, khiến sai phạm kéo dài, cùng hàng loạt hệ lụy pháp lý khác?

Sở Xây dựng "thả nổi" công tác kiểm tra, giám sát...

Sau Sở TN&MT, phải kể đến trách nhiệm của Sở Xây dựng Hà Nội. Theo báo cáo thanh tra của UBND TP. Hà Nội (năm 2013) nêu rõ:

Theo khoản C, điều 24 – Thông tư 16/2010/TT-BXD, ngày 01/9/2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Sở Xây dựng có trách nhiệm:

"Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện kiểm tra, theo dõi và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư, phát triển nhà ở của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân về việc phân chia nhà ở theo hợp đồng huy động vốn, việc mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở qua sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn".

Theo Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 của UBND TP. Hà Nội quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố, Sở Xây dựng có trách nhiệm:

"Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy phạm, chất lượng về xây dựng và khớp nối các công trình hạ tầng kỹ thuật…; chủ trì kiểm tra việc thực hiện đầu tư theo giấy phép xây dựng, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm xây dựng; kiểm tra việc thựn hiện theo văn bản chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở, quyết định cho phép đầu tư, điều lệ quản lý khu đô thị mới".

Sai phạm tại DA Đại Thanh (Hà Nội): Trách nhiệm lớn nhất thuộc về 2 sở chủ quản? - Hình 4

Ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội

Tuy nhiên, đối với dự án Đại Thanh, từ tháng 10/2012 đến tháng 1/2013, Sở Xây dựng có 3 văn bản yêu cầu các doanh nghiệp làm việc về quá trình thực hiện dự án và kiểm tra hoạt động sàn giao dịch bất động sản, nhưng các doanh nghiệp đều có công văn xin hoãn lịch làm việc; Sở Xây dựng không có biện pháp kiên quyết tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng quản lý ngành hoặc báo cáo UBND Thành phố xử lý dẫn đến để tồn tại một dự án chưa được phê duyệt dự án, chưa chuyển mục đích sử dụng đất, chưa giao đất đã ký hợp đồng chuyển nhượng dự án, xây dựng công trình sai quy hoạch được phê duyệt, bán sản phẩm cho khách hàng không thông qua sàn giao dịch bất động sản – vi phạm pháp luật diễn ra trong thời gian dài không bị phát hiện, xử lý.

Theo đó, cơ quan thanh tra tiếp tục kiến nghị UBND Thành phố chỉ đạo: Kiểm điểm trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Xây dựng vì buông lỏng quản lý, không kiểm tra giám sát chặt chẽ dẫn đến để tồn tại một dự án phát triển nhà ở có nhiều vi phạm trên địa bàn thành phố.

Như vậy, sai phạm nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều năm của dự án Đại Thanh, không thể thiếu phần trách nhiệm của những người đứng đầu ngành. Bởi, tại sao khi người dân Thủ đô xây một bức tường rào, sửa một bậc cầu thang là lập tức có thanh tra xây dựng đến "hỏi thăm", trong khi đó 6 khối nhà cao hơn 30 tầng của dự án Đại Thanh lại... vô tư mọc lên suốt mấy năm trời, không bị phát hiện, xử lý?

Trước những sai phạm mà Thanh tra TP. Hà Nội nêu trên thì trách nhiệm của ông Nguyễn Trọng Đông - Giám đốc Sở TN&MT và ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng (trước năm 2014 là Phó giám đốc) đến đâu? Vì sao qua bao nhiêu lần chất vấn kỳ họp HĐND không ai đề cập? Qua bao nhiêu lần kiểm điểm, phân tích chất lượng cán bộ, đảng viên hằng năm, những cán bộ này vẫn hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ? Vai trò tổ chức Đảng ở đâu?...

Việc cơ quan công an vào cuộc điều tra dự án Đại Thanh theo kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, chắc chắn chỉ còn là chuyện "một sớm, một chiều". Nhưng có lẽ lúc này, hàng nghìn công dân Thủ đô, cùng dư luận cả nước đang chờ những cán bộ lãnh đạo cao nhất của thành phố sớm chỉ đạo, làm rõ trách nhiệm của các cán bộ đầu ngành và những người liên quan.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Tuấn Ngọc

 

Bài liên quan

Tin mới

Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”
Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”

Ngày 19/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Ninh phối hợp với UBND TP. Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”
Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng Năm gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)
Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì cuộc Gặp mặt.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.