Những lưu ý khi mua rượu ngoại

Chị Đỗ Thúy (Thái Hà, Hà Nội) cho biết, thường thì cuối năm hay mua rượu ngoại để làm quà biếu. Tuy nhiên, trên thị trường có quá nhiều nơi bán, mỗi nơi một giá. Theo chị, những hàng không xuất hóa đơn nên được giá “mềm”.

PV tìm đến cửa hàng rượu ở 97A Nguyễn Chí Thanh, theo lời nhân viên bán hàng tại đây cho biết, hàng nhập có tem sẽ có VAT, còn hàng xách tay không có VAT thì viết hóa đơn sẽ chỉ viết là đồ uống thôi. Nếu khách hàng muốn viết hóa đơn, bên em cũng rất linh động. Hầu hết là hàng có tem. Có một số ít là xách tay nên không có tem thôi. 

Khi PV đề nghị được xuất hóa đơn mua chai rượu mơ của Nhật, nhân viên hẹn để viết sau vì kế toán chưa đến.

Tới địa 247 Hoàng Văn Thái, nhân viên cho biết: Rượu Chivas trên thị trường bị làm giả 80 - 90%, rượu Hennessy còn bị làm  giả nhiều hơn. Tư doanh Trung Quốc thường thu mua hết từ các mối lớn nên trên thị trường thường có rất ít rượu Hennessy. Nếu xác định nghiêm, phải mua hàng công ty, ở chỗ đảm bảo và giá sẽ khá cao.Ví dụ, một chai Chivas 25 có giá  2.250.000 đồng, thì hàng công ty sẽ có giá khoảng 2.450.000 đồng (đó là giá mềm).

Khi được hỏi “bên em có cách phân biệt hay tư vấn cho khách để có thể nhận biết hàng thật hàng giả hay không; có những tem riêng để nhận biết không?”, nhân viên cho biết: “Chỉ có tem phụ để khẳng định khách đã mua của bên em. Sản phẩm cũng có đầy đủ tem vỡ và tem hải quan”.

Tuy nhiên, khi PV đề nghị mua một chai rượu của Nhật và cần có hóa đơn, thì nhân viên này nói: “Những hàng đó nhạy cảm nên không thể viết được đúng giá. Nếu là hộp quà thì sẽ viết được hóa đơn bình thường và sẽ kê chi tiết trong một hộp có những gì, giá bao nhiêu. Wisky của Nhật, giá chỉ chừng 1.500.000 đồng, nhưng khách hàng yên tâm tin tưởng hơn”.  

Câu hỏi đặt ra: Phải chăng, hàng không có xuất xứ nhập khẩu hợp pháp nên mới khó xuất hóa đơn? Các loại tem được gắn trên sản phẩm có thực sự đảm bảo hay không?

Theo lời giới thiệu của một người bạn sành mua rượu ngoại, PV đã tìm đến 175 Xã Đàn, Minh Thịnh Wine shop (Hà Nội), một địa chỉ giới thiệu các sản phẩm rượu ngoại chính hãng. Ngoài tem chống hàng giả, tem hải quan, còn có thêm một loại tem điện tử nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về sản phẩm mình mua. Đến đây, khách hàng được tư vấn đầy đủ kiến thức để nhận biết hàng giả, nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Sản phẩm rượu nhập ngoại: Gắn tem điện tử bảo vệ NTD - Hình 1

Tem điện tử chống giả chất lượng cao của Minh Thịnh wine shop

Theo chị Mai Hoa (Thanh Xuân), đã từng mua rượu ở đây và chồng chị khẳng định hàng rất chất lượng, hơn nữa có tem điện tử gắn trên nắp có thể check ra ngay nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Trao đổi với đại diện của Wine shop, ông Hùng, Giám đốc cho biết, có 3 thủ đoạn tinh vi chính để một số đối tượng qua mặt các cơ quan chức năng.

Thứ nhất, họ nhập chai nhãn mác từ Trung Quốc, rồi xé lẻ. Không để cùng một nơi: Chai  để riêng, nắp chai để riêng, tem nhãn để riêng. Khi nào khách đặt hàng họ mới đưa vỏ chai, nút nắp và nhãn về đóng lại rồi xuất luôn. Chai, nút để riêng mỗi thứ một nơi thì không ai phạt được. Nhãn mác thì rất bé để đâu cũng được. Chai, nút nhập từ Trung Quốc, nhãn mác in ở Trung Quốc hoặc ở Việt Nam. Khi khách có nhu cầu, đóng hàng không cố định một chỗ.  

Thứ hai, làm giả ngay tại nước ngoài (giả chai, nút và tem nhãn), chuyển về bằng hình thức buôn lậu qua biên giới. Họ móc nối với một số nhân viên lực lượng thực thi ở biên giới để chuyển về nội địa. Sản phẩm có thể giả toàn bộ, có thể giả một nửa (một nửa là rượu thật, một nửa pha nước với cồn và hương liệu) nên rất khó phát hiện.

Thứ ba, đánh vào tâm lý người tiêu dùng chuộng hàng xách tay; tem giả, túi đựng đồ ở cửa hàng miễn thuế... hàng xách tay không kiểm soát được (do không bị quản lý nên có cả túi sản xuất giả và túi thật được tuồn ra)…

Được biết, Minh Thịnh Wine shop đã gắn tem điện tử chống giả theo công nghệ cao (tem Jeptags) để đảm bảo chủ quyền của mình, tránh bị làm giả, nhái. Tem điện tử là loại tem theo dõi, đánh dấu, định vị (hiện tại chưa thể làm giả được). Mẫu mới năm 2018 của Hennessy X.O là có một vết cứa nhỏ giúp khách hàng mở tiện lợi hơn và khi khách hàng đã xé ra, sẽ không đóng lại được như ban đầu.

Theo như tư vấn của Minh Thịnh Wine shop thì, rượu dễ làm giả nhất là Chivas, Ballantines, bởi bao bì đơn giản hơn. NTD cần mua sản phẩm ở những cửa hàng có địa chỉ rõ ràng, có hóa đơn đầy đủ. Trên hóa đơn, phải thể hiện được đúng địa chỉ nơi mua hàng, ghi đúng trị giá hàng hóa. NTD có quyền yêu cầu nhân viên công bố xuất xứ rượu được sản xuất ở đâu.

Nhà phân phối chính thức bao giờ cũng cung cấp cho khách hàng các biện pháp chống giả như số seri trên thân chai và nắp chai phải trùng khớp nhau. Phần mềm nhận biết và tem chống giả phải công khai để NTD kiểm tra. 

Bên cạnh đó, nhà phân phối chính thức phải có kiến thức về từng loại rượu như quy trình sản xuất lên men bao nhiêu năm, khác nhau như thế nào; hương vị ra sao… để khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích của mình.

Nếu có bất cứ thông tin về hàng giả, nhái, chất lượng kém vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua địa chỉ: Ban 389 - Báo Thương hiệu & Công luận. Tòa Soạn: số 12 - Tập thể Bộ Tư pháp, P. Quan Hoa - Q.Cầu Giấy - Hà Nội. Hotline: 0973.269.389 – 0889.665.389. Email: chuyendong389.thcl@gmail.com

 

Linh Tuệ - Mai Hoa