Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây chết người, khung hình phạt lên tới tử hình

Cuối năm là giai đoạn cao điểm của hàng hoá phục vụ cho các ngày lễ, Tết. Đây cũng là thời điểm được các đối tượng lợi dụng để sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng. Điều này không chỉ làm đổ vỡ niềm tin của người tiêu dùng, gây thất thu thuế cho Nhà nước mà còn ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đầu tư nước ta trước các nhà đầu tư của thương hiệu lớn trên thế giới. Trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái lực lượng chức năng cần phải làm gì và có những chế tài gì để

Vừa qua, lực lượng quản lý thị trường TP. HCM thu giữ gần 2.000 sản phẩm tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square có dấu hiệu giả mạo, nhãn mác các thương hiệu nổi tiếng. Hai ngày sau đó, 1.900 sản phẩm áo, giày, dép, túi xách có dấu hiệu giả mạo tại một điểm kinh doanh TP. Thủ Đức được tạm giữ. Ngày 16/11, cơ quan chức năng tiếp tục tạm giữ khoảng 1.200 chiếc đồng hồ các loại tại các cửa hàng kinh doanh đồng hồ trên đường 3/2, quận 10.

Mới đây nhất, ngày 06/12, quản lý thị trường TP. HCM thu giữ 1.230 sản phẩm mang nhãn hiệu Jena derma micellar cleansing xuất xứ Hàn Quốc; 688 hộp Isamen amino acid skin cleanser và 1.007 hộp Isamen make up remover & cleanser xuất xứ Hong Kong. Ngày 13/12, lực lượng chức năng TP. HCM thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc giả mang nhãn hiệu Terpin – Codein, Decotyl, Asmascort, Glotal được đóng gói thành phẩm, dãn nhãn mác chờ mang đi tiêu thụ. Tất cả các sản phẩm đều là hàng nhái, không hoá đơn chứng từ mua bán hầu như không rõ nguồn gốc xuất xứ.)

Xin Luật sư cho biết, quy định xử lý vi phạm tội phạm sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay như thế nào?

Ls Ngoc giay: Chú thích ảnh: Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Công ty luật TNHH Đại Huệ, Đoàn Luật sư Nghệ An
Luật sư Nguyễn Văn Ngọc, Giám đốc Công ty luật TNHH Đại Huệ, Đoàn Luật sư Nghệ An.

Luật sư Nguyễn Văn Ngọc: Hàng giả là những vật phẩm hàng hóa được sản xuất và buôn bán trái pháp luật, không có giá trị sử dụng, công dụng, có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên hoặc có một trong các chỉ tiêu chất lượng chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa, gây thiệt hại cho lợi ích và sức khỏe của người tiêu dùng, căn cứ theo quy định tại khoản 7, khoản 8, Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 192, Bộ luật Hình sự (BLHS) 2017 quy định Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với 03 khung hình phạt sau:

- Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội trong các trường hợp: (1) Có tổ chức; (2) Có tính chất chuyên nghiệp; (3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; (4) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; (5) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; (6) Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; (7) Làm chết người là trường hợp nạn nhân chết là do sử dụng hàng giả; (8) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên là trường hợp 01 nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên (9) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% là trường hợp do sử dụng hàng giả mà 02 nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại sức khỏe với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% đến dưới 121%; (10) Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng là trường hợp do sử dụng hàng giả đã gây cho người khác thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; (11) Buôn bán qua biên giới; (12) Tái phạm nguy hiểm.

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: (1) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500 triệu đồng trở lên; (2) Thu lợi bất chính 500 triệu đồng trở lên; (3) Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; Gây thiệt hại về tài sản 1,5 tỷ đồng trở lên.

- Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra đột xuất các gian hàng tại Trung tâm mua sắm Saigon Square. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường)
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra đột xuất các gian hàng tại Trung tâm mua sắm Saigon Square. (Ảnh: Tổng cục Quản lý thị trường).

Bên cạnh đó, về xử lý hình sự còn được quy định tại Điều 193, BLHS 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, Điều 194 BLHS 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh và Điều 195 BLHS 2017 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Về xử phạt vi phạm hành chính, hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 01 triệu đồng tới 70 triệu đồng bên cạnh các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định từ Điều 9 đến Điều 14 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Luật sư, chế tài như thế đã đủ sức răn đe đối tượng vi phạm chưa?

Luật sư Nguyễn Văn Ngọc: Qua tình hình thực tiễn hiện nay cho thấy, việc sản xuất, buôn bán hàng giả được các tội phạm thực hiện khá bài bản, theo một quy trình và rất tinh vi. Nhưng hầu hết hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội phạm ít nghiêm trọng. Đa số người phạm tội khi đưa ra xét xử đều cố gắng trả đủ số tiền phạt để khắc phục hậu quả tội phạm do mình gây ra. Cho nên, so với các tội phạm khác, loại tội phạm này có xu hướng ngày càng gia tăng.

So với Điều 156 BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 có những sửa đổi, bổ sung quan trọng phù hợp với thực tiễn xét xử:

Thứ nhất, về hình phạt: Nếu khoản 1 Điều 156 BLHS 1999 chỉ quy định hình phạt tù từ 06 (tháng) đến năm năm thì BLHS 2015 ngoài hình phạt tù còn quy định thêm hình phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng.

Thứ hai, về dấu hiệu định lượng số tiền thu lợi bất chính: Tại Điều 192 BLHS quy định: “Thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng hoặc tại điểm e khoản 2 “Thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng”.

Thứ ba, về các tình tiết được bổ sung mới: BLHS 2015 bổ sung các tình tiết định khung mới như “Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỷ đồng; buôn bán qua biên giới”.

Anh 2: Chú thích ảnh:  Thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc giả mang nhãn hiệu Terpin – Codein, Decotyl, Asmascort, Glotal.
Thu giữ hơn 8.500 hộp thuốc giả mang nhãn hiệu Terpin – Codein, Decotyl, Asmascort, Glotal.

Thứ tư, về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự: BLHS 2015 dành 01 Chương XI để quy định việc áp dụng pháp luật hình sự, điều kiện, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Đối với các tội phạm về kinh tế, trong đó có tội buôn bán hàng giả, vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân cũng được đặt ra bởi tình hình diễn biến tội phạm ngày càng phức tạp, nhiều vụ án có tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể cho xã hội do pháp nhân thực hiện.

Điều 192 quy định “Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt tiền từ 01 tỷ đồng đến 09 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với tội “Buôn bán hàng giả”, việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân là hợp lý. Bởi vì: Nhiều pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng hóa hiện nay vì lợi ích tập thể, lợi ích pháp nhân mà bất chấp thủ đoạn sản xuất, buôn bán hàng giả, thu lợi bất chính. Nếu chỉ xử lý hình sự đối với người đại diện, người được ủy quyền hoặc những nhân viên thừa hành thực hiện thì sẽ bỏ lọt tội phạm, trái với nguyên tắc công bằng trong pháp luật hình sự. Có thể việc kí kết hợp đồng buôn bán là do người đại diện thực hiện, vận chuyển, trao đổi hàng giả là do người của pháp nhân tiến hành nhưng đó là vì lợi ích của pháp nhân, lợi ích chung của tất cả nhân viên.

Với tội phạm sản xuất, lưu hành, buôn bán biết là hàng giả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng, khung hình phạt như hiện nay có cần phải điều chỉnh không?

Luật sư Nguyễn Văn Ngọc: Tội Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh đã được tách thành 02 tội riêng biệt theo quy định tại Điều 193, Điều 194 BLHS năm 2017. Đối tượng tác động: Không chỉ bao gồm lương thực, thực phẩm mà còn bao gồm phụ gia thực phẩm.

Đối tượng hàng hóa liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, nên tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội trong Điều 193 có mức độ nguy hiểm cao hơn. Vì vậy, người sản xuất, buôn bán các loại hàng giả đã thực hiện việc sản xuất, buôn bán với bất kỳ lượng nào đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 193 BLHS quy định hình phạt nghiêm khắc hơn, khung hình phạt đối tượng sản xuất hàng giả có số lượng tương đương với hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng…hoặc thu lời bất chính, phạm tội qua biên giới…lượng hóa các tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng /rất nghiêm trọng /đặc biệt nghiêm trọng; nâng mức phạt tiền; Bổ sung quy định hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 triệu đồng  đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Để bảo đảm đủ mức độ răn đe cho các đối tượng, luật sư đưa ra kiến nghị bổ sung về quy định Người phạm tội thuộc tình tiết định khung tại điểm c khoản 3 Điều 192 BLHS 2015 “Làm chết 02 (hai) người trở lên” thì có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Theo quan điểm của luật sư, hình phạt như vậy vẫn còn nhẹ chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. Buôn bán hàng giả với số lượng lớn làm chết nhiều người cũng có thể hiểu là cố ý làm chết người một cách gián tiếp.

Trân trọng cảm ơn luật sư!

PV thực hiện: Minh An

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu
Bộ Công Thương ban hành Công điện thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với kinh doanh xăng dầu

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện gửi Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2
Lạng Sơn: Khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2

Ngày 28/3, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư NNP - Chủ đầu tư Dự án Nhà ở xã hội số 2 thành phố Lạng Sơn tổ chức lễ khánh thành và bàn giao toà nhà ở xã hội GP2.

BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng
BIC chi trả hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng vay vốn tại Lâm Đồng

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bảo Lộc (BIDV Bảo Lộc) vừa tổ chức gặp gỡ và trao hơn 2 tỷ đồng quyền lợi bảo hiểm người vay vốn (BIC Bình An) cho thân nhân khách hàng không may gặp rủi ro tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định
Thanh Hóa triển khai thực hiện hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định

Ngày 28/3/2024, Sở Công Thương Thanh Hóa ban hành công văn số 786/SCT-QLTM về việc triển khai thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định, gửi các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025
Thông báo tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025

Thực hiện Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 22/03/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn năm học 2024-2025, Trường THPT chuyên Lam Sơn xin trân trọng thông báo kế hoạch tuyển sinh của nhà trường năm học 2024-2025.

Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ
Thanh Hóa cảnh báo mưa dông và mưa lớn cục bộ

Theo thông tin của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa từ chiều tối và đêm 28/3 đến ngày 29/3 ở khu vực tỉnh Thanh Hóa sẽ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to.