Phát biểu tại buổi họp báo, đại diện Ban tổ chức cho biết, ngày 26/9/2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1846 QĐ/TTg ve Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và Ọuyêt định sô 248/QĐ-rĩg ngay 28/02/2018 về việc thành lập Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam”. Sau gần 4 năm triển khai, Ban tổ chức và Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đã rất nỗ lực đưa Cuộc vận động của Thủ tướng vào cuộc sống, đã tổ chức các hội nghị triển khai với 63 Tỉnh/ Thành phố và bước đầu đến với Cộng đồng Doanh nghiệp Việt Nam tại Châu Âu cùng hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm, ký kết triển khai cuộc vận động tại các vùng, miền, địa phương, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của các doanh nghiệp.
Ban tổ chức chương trình chia sẻ tại buổi họp báo
Thời gian qua, đại dịch Covid-19, thiên tai tác động nặng nề đến nhiều mặt của đời sống, kinh tế-xã hội nước ta, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước đã chung sức, đồng lòng quyết liệt phòng chống dịch, thiên tai. Đến nay, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh, bước đầu ngăn chặn thành công không để lây nhiễm mới Covid-19 trong cộng đồng và được cộng đồng quốc tế, doanh nghiệp, người dân đánh giá cao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lắng nghe, chia sẻ và chỉ đạo rất quyết liệt việc tháo gỡ khó khăn cho cac doanh nghiệp, các giải pháp điều hành nền kinh tế để giảm thiểu nhưng ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19, phục hồi nền kinh tế đã được đề ra, đồng thời xác lập một “trạng thái bình thường mới”, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa tháo gỡ khó khăn đẩy manh sản xuất kinh doanh, phục hồi nền kinh tế”.
Covid-Ị9 dã và đang làm thay đổi cả tư duy, phương thức quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, trong cơ cấu kinh tế vĩ mô và vi mô, đặt ra trạng thái mới, bối cảnh mới cho các khuôn khổ hợp tác toàn cầu, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy hoạt động của Chính phủ điện tử, chuyển đổi hành vi ứng xử của người tiêu dùng và doanh nghiệp, thay đổi triết lý kinh doanh, triết lý sử dụng nguồn nhân lực, văn hóa ứng xử, phương thức giao tiếp, trách nhiệm với cộng đồng, ứng xử với môi trường. Đây là vừa thách thức nhưng đồng thời là cơ hội để thay dổi, bứt phá, cần được nhận thức và hành động phù hợp. Theo đó văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp vừa là yếu tố phát triển bền vững, vừa là động lực của sự thay đôi đó.
Thưc hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần góp phần chung tay với cộng đổng doanh nghiệp vượt qua đại dịch, thúc đẩy việc chuyển đổi triết lý mô hình kinh doanh của các các doanh nghiệp, đáp ứng điêu kiện mới, phát triển bền vững, động viên, khích lệ các doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, Ban tổ chức phối hợp với một số các Bộ/Ngành liên quan (Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch, Trung Ương Đoàn TNCS HCM, VCCI, .. .) tổ chức Diễn đàn “Tái thiết kinh tế trong bối cảnh mới từ góc độ văn hóa kinh doanh và tôn vinh các doanh nghiệp hưởng ứng tích cực cuộc vận động xây dựng Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động ” nhằm đem lại một góc nhìn mới về những thách thức và cơ hội từ Covid-19 và hậu Covid-19: góc nhìn từ văn hóa kinh doanh; góp phần kiến tạo môi trường kinh doanh thời kì hậu Covid-19; hỗ trợ cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp thích nghi, tái hoạt động, phát triển bền vững, góp phần ổn định kinh tế - xã hội của đất nước; tôn vinh doanh nghiệp đã có nỗ lực vượt bậc trong xây dựng, củng cố văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam, từng bước khắc phục tác động bất lợi do đại dịch COVID-19 gây ra.
Diễn đàn được tổ chức ngày 08/11/2020 tại Hà Nội với sự tham gia của khoảng 600 đại biểu là các nhà quản lý các chuyên gia và các doanh nhân, doanh nghiệp đến từ các hội, hiệp hội doanh nghiệp dự kiên có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ ngành.
Trúc Mai