Siết chặt các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, xe cơ giới - Hình 1

Ảnh minh họa

Theo Thông tư 50/2017/TT-BTC, việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, chấp thuận đăng ký sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới ngoài phải tuân thủ quy định tại Điều 40, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, còn phải theo các nguyên tắc: Bộ Tài chính kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ đề nghị phê chuẩn đăng ký sản phẩm bảo hiểm và sự phù hợp của quy tắc điều khoản bảo hiểm với các quy định hiện hành…; Bộ Tài chính kiểm tra giải trình cơ sở kỹ thuật của sản phẩm bảo hiểm trên cơ sở ý kiến xác nhận của chuyên gia tính toán bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe), chuyên gia tính toán dự phòng nghiệp vụ và khả năng thanh toán (đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh bảo hiểm nước ngoài)…

Cùng với việc quy định cụ thể quy trình phê duyệt một số sản phẩm bảo hiểm luôn có tỷ lệ bồi thường cao, từ ngày 1/7/2017, các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ đều đồng loạt áp dụng mức hoa hồng mới cho các đại lý của mình theo quy định tại Thông tư số 50/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Theo đó, tỷ lệ hoa hồng tối đa cho các nghiệp vụ bảo hiểm của khối phi nhân thọ là 20% (như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy; bảo hiểm nông nghiệp) các nghiệp vụ còn lại có tỷ lệ hoa hồng tối đa từ 5-10%. Đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cá nhân, tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa năm hợp đồng thứ nhất là 40% cho bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp thời hạn bảo hiểm trên 10 năm.

PV