Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

'Siêu' dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023

Kết luận mới đây của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan cho thấy, siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng chậm nhất đến đầu năm 2023 phải hoàn thành. Tuy nhiên, điều này là khó khả thi bởi TP. HCM chưa tìm được quỹ đất đối ứng cho nhà đầu tư.

Văn phòng UBND TP. HCM mới đây đã có kết luận chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP. HCM Võ Văn Hoan tại Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn… năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022.

Ghi nhận những kết quả mà các Sở, ngành, các đơn vị, địa phương làm được trong năm 2021, ông Võ Văn Hoan cho biết, năm nay, tình hình thời tiết có khả năng diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến dân sinh và sản xuất, cơ sở hạ tầng TP. HCM. Do đó, UBND TP. HCM yêu cầu các Sở, ngành, lãnh đạo các đơn vị, đia phương triển khai thực hiện hiệu quả một số nội dung trọng tâm.

UBND TP.HCM yêu cầu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng phải hoàn thành đầu năm 2023. Ảnh minh họa, nguồn internet
UBND TP. HCM yêu cầu dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng phải hoàn thành đầu năm 2023. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Trong đó, ông Hoan nhấn mạnh về việc thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm ngập đô thị do mưa lớn, triều cường, xả lũ, rác thải… Các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án giảm ngập của TP. HCM, sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đặc biệt là dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) chậm nhất đến đầu năm 2023 đưa vào vận hành hoạt động.

Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu được biết đến là "siêu" dự án chống ngập ở TP. HCM, với tổng mức đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng, do Trung Nam Group làm chủ đầu tư.

Đây là dự án được người dân chờ đợi từ rất lâu bởi ở TP. HCM cứ trời mưa lớn hoặc triều cường là nhiều tuyến đường, khu vực bị ngập nặng nề, khiến việc di chuyển khó khăn. Tuy nhiên, do vướng mắc giữa UBND TP. HCM và phía chủ đầu tư nên đến nay dự án này đang tạm ngưng, hoàn thành 90% khối lượng.

Việc sớm đưa dự án này vào hoạt động là hết sức cần thiết và cấp bách. Song, theo kết luận của Phó Chủ tịch Võ Văn Hoan về việc đưa dự án này về đích đầu năm 2023 là khó khả thi. Bởi, hiện nay, UBND TP.HCM chưa tìm được quỹ đất đối ứng cho phía Trung Nam Group.

"Chúng tôi rất hiểu câu chuyện quan trọng của dự án và biết người dân chờ đợi từ lâu. Nhưng, đến nay UBND TP.HCM vẫn chưa thanh toán như trong hợp đồng nên chúng tôi cũng rất khó khăn. Việc chậm trễ thanh toán khiến chúng tôi phát sinh thêm nhiều chi phí", đại diện Trung Nam Group thông tin.

Dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng đi qua quận 1, 4, 7, 8, huyện Nhà Bè và Bình Chánh, với 6 cống ngăn triều lớn, rộng 40-160m, gồm: Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Dự án cũng làm tuyến đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài 7,8 km.

Khởi công giữa năm 2016, công trình dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2018 giúp kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân phía bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP. HCM. Tuy nhiên, sau lần tạm dừng từ tháng 2/2018 đến cuối năm 2020 thì đến nay dự án vẫn chưa được thi công trở lại do những vướng mắc giữa nhà đầu tư và UBND TP. HCM về phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian hoàn thành. Hợp đồng này đã hết hạn từ tháng 6/2020.

Vướng mắc chính của dự án liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Dù chưa có quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và tiền, nhưng việc UBND TP. HCM ký hợp đồng BT với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% tổng chi phí dự án, còn lại bằng tiền được cho là chưa hoàn toàn phù hợp.

Đầu tháng 04/2021, Chính phủ ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc, chấp thuận cho thành phố tiếp tục thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. UBND TP.HCM được giao chịu trách nhiệm trong quá trình hoàn thành dự án đúng quy định và thanh toán cho nhà đầu tư, rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý.

Song, sau 1 năm được Chính phủ gỡ vướng, mọi thứ vẫn "dậm chân tại chỗ". Theo tính toán của Trung Nam Group, từ giữa tháng 11/2020-12/2021, chi phí lãi vay, nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, khấu hao vật tư, thuê kho bãi... đã phát sinh hơn 600 tỷ đồng.

H.T (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Vàng tăng giá mạnh
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Vàng tăng giá mạnh

Giá vàng hôm nay 7/5 trên thị trường quốc tế tăng khá mạnh. Trong nước vàng SJC cũng lập kỷ lục chưa từng có 86,5 triệu đồng/lượng.

Lào, Campuchia gửi Điện mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào, Campuchia gửi Điện mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 – 7/5/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia đã gửi Điện mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Người dân Điện Biên Phủ đổ ra đường chờ đón lễ diễu binh, diễu hành
Người dân Điện Biên Phủ đổ ra đường chờ đón lễ diễu binh, diễu hành

Hôm nay, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Quốc hội - Chủ tịch nước - Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954 - 7/5/2024.

Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Thủ tướng sẽ tham dự chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngày 7/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự nhiều hoạt động quan trọng trong chương trình kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đặc biệt là lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành được tổ chức tại sân vận động tỉnh Điện Biên.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 7/5 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
Sau bữa cỗ, nhiều người phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 6/5, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thái Bình đã có báo cáo ban đầu về vụ việc nghi ngộ độc thực phẩm vừa xảy ra trên địa bàn tỉnh.