Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sự cạnh tranh “khốc liệt” thị trường bán lẻ Việt Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn là một miếng bánh hấp dẫn. Hiện nay, một loạt bài toán được đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều ưu thế bắt đầu “thò tay” vào thị trường Việt.

Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là môi trường “béo bở”  và đang có sự tăng trưởng, chắc chắn sẽ giữ xu hướng trong thời gian sắp tới. Theo khảo sát thường niên về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội.

Giai đoạn từ 2015 đến 2017, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội tăng so với năm trước từ 10,5-10,9%. Năm 2018, tổng mức bán lẻ ước tính đạt gần 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017. Không phủ nhận, các doanh nghiệp (DN) bán lẻ Việt Nam đã và đang phải bước vào cuộc đua tranh khốc liệt khi mà làn sóng bán lẻ ngoại lần lượt tràn vào.

DN “ngoại” ồ ạt tấn công!

Thực tế cho thấy trong thời gian qua hàng loạt các thương vụ mua bán, sáp nhập được thực hiện bởi những bàn tay của các đại gia bán lẻ ngoại đã khiến cho ngành bán lẻ nước nhà nhiều phen dậy sóng. Những lo lắng về việc DN bán lẻ nội có nguy cơ mất sân nhà đã từng hiện hữu.

Tại buổi “Diễn đàn Đầu tư Tiếp thị và Bán lẻ Việt Nam”, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước Bộ Công thương cho biết: “Hiện nay có nhiều DN nước ngoài nhanh chóng ghi dấu ấn tại thị trường Việt Nam gồm Lotte (Hàn Quốc) với phân khúc siêu thị hệ thống Lotte Mart và kênh mua sắm trực tuyến lottedatviet.vn; Tập đoàn Central Group từ Thái Lan mua lại hệ thống siêu thị BigC, siêu thị điện máy Nguyễn Kim, Central Group còn mở trung tâm mua sắm Robins, cửa hàng chuyên đồ thể thao Supersports tại Việt Nam. Aeon (Nhật Bản) đầu tư 3 trung tâm mua sắm phức hợp Aeon Mall và phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi thông qua việc mua lại thương hiệu Citimart.

Sự cạnh tranh “khốc liệt” thị trường bán lẻ Việt Nam - Hình 1

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang dần bứt phá, tạo dựng tên tuổi các thương hiệu

Có thể nói tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng của các hãng phân phối nước ngoài đã gây sức ép rất lớn và là mối lo ngại cho các nhà bán lẻ nội địa. Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp lớn của nước ngoài đã liên tục gia tăng thị phần và dự báo nhiều khả năng sẽ còn tăng với tốc độ rất nhanh trong thời gian tới”,bà Nga nhấn mạnh.

Trong năm 2019, xu thế này ngày càng gia tăng khi nhiều tập đoàn quốc tế “để mắt” tới thị trường bán lẻ Việt Nam thông qua việc tổ chức những diễn đàn liên quan đến kinh tế, ngành bán lẻ, đồng thời đưa nhiều ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ thanh toán ví điện tử, kinh doanh online, tiếp thị đa kênh nhắm hỗ trợ tốt nhất cho các nhà bán lẻ như thương mại điện tử.

Cũng tại diễn đàn, đại diện công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam đưa ra khuyến cáo: “Hiện tại khuynh hướng bán lẻ ở thế giới đang dần chuyển sang công nghệ kinh doanh nhờ trí tuệ nhân tạo (AI) và sử dụng mạng lưới phân tích dữ liệu trên máy tính (Big Data) để có hướng đi mới cho doanh nghiệp và tăng doanh thu.

Ngoài ra, tại thị trường thế giới, DN đang hướng tới việc khách hàng có thể đặt mua hàng qua ứng dụng trên điện thoại di động, vận chuyển bằng xe không người lái vàợp tác cùng công ty vận chuyển SuperMercato24 để giao hàng nhanh chóng trong vòng 1 giờ”.

Tuy nhiên, giới chuyên gia ngành bán lẻ Việt Nam vẫn cho rằng, các DN bán lẻ Việt có nhiều lợi thế, cơ hội để bứt phá trong thời gian tới. Bởi lẽ DN nội nắm rõ thị hiếu và tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Doanh nghiệp nội “tăng tốc”

Số liệu thống kê của Bộ Công thương cho biết, riêng nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thị phần của các nhà bán lẻ nội (tính đến quý III/2018) chiếm đến 73%, trong khi chuỗi bán hàng ngoại chỉ 27%. Xét ở 4 thị trường chính mà các nhà bán lẻ ngoại chọn kinh doanh nhiều (gồm TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ), thị phần các nhà bán lẻ ngoại chỉ tăng khoảng 32% trong khi chuỗi bán lẻ nội đạt 68%.

Nhìn vào thực tế hiện nay trên nhiều diễn đàn kinh tế, các chuyên gia có nhận định về tương lai tươi sáng của thị trường bán lẻ Việt Nam và những DN trong nước.

Bà Nga nhận định: “Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa cách mua sắm nhanh, tiện lợi do đó, việc lựa chọn điểm đông dân cư, phát triển thị trường ngách là một cách lựa chọn khôn khéo đối với các DN bán lẻ nội. Tại Việt Nam một số DN như Sài Gòn Co.op, Vingroup… có hàng nghìn CHTI đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường bán lẻ Việt Nam”. 

Ông Nguyễn Tiến Vượng - phó Tổng giám đốc thường trực Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: “Hapro xây dựng định hướng phát triển mảng kinh doanh bán lẻ dựa trên việc tận dụng tối đa thế mạnh của mình tại thị trường Hà Nội, phát triển từng bước, theo từng giai đoạn. Thời gian qua Hapro đã xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi siêu thị cửa hàng tiện ích (CHTI) Hapromart, Haprofood trên địa bàn Hà Nội, với các CHTI bám theo khu dân cư. Ngoài ra, Hapro hợp tác với một số đối tác khác phát triển hệ thống siêu thị Unimart (đã đổi tên thành chuỗi siêu thị Seikamart) song song với việc phát triển chuỗi CHTI Hapromart, Haprofood…

Hapro luôn tìm hướng đi riêng cho chuỗi CHTI bằng việc quan tâm chú trọng xây dựng bộ sản phẩm nông sản thực phẩm, đặc sản vùng miền của Việt Nam, phối hợp với một số tỉnh thành phố tổ chức các tuần lễ giới thiệu các loại hoa quả đặc sản vùng miền tới người tiêu dùng Hà Nội như: Tuần lễ cam Cao Phong – Hòa Bình tại Hà Nội, Tuần lễ giới thiệu hoa quả đặc sản và nhan Sơn La tại Hà Nội, Tuần lễ giới thiệu vải thiều Thanh Hà tại HN,… Chú trọng đưa bộ sản phẩm như miến dong Bắc Kan, bưởi Diễn, gà đồi Yên Thế,… vào tiêu thụ tại hệ thống”.VinGroup là tập đoàn thương mại lớn, vài năm gần đây VinGroup cũng đẩy mạnh sang mảng bán lẻ bằng việc mua bán. Ngoài phân khúc đại siêu thị và bán lẻ qua truyền hình, VinGroup có mặt ở các kênh bán lẻ khác từ trung tâm mua sắm phức hợp (Vincom Mega Mall), 1.800 cửa hàng tiện lợi Vinmart+, 66 trung tâm mua sắm Vincom Center, khoảng 100 siêu thị Vinmart, hệ thống siêu thị điện máy VinPro/VinPro+ và kênh trực tuyến adayroi.vn”.

Ông Vũ Vinh Phú – chuyên gia kinh tế, chủ tịch hiệp hội siêu thị Hà Nội, đưa ra nhận định: “Sự gia tăng mạnh mẽ của các cửa hàng tiện ích đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho bức tranh ngành bán lẻ, biến đây thành ‘chiến trường’ ngày càng nóng bỏng, sôi động hơn

Công nghiệp 4.0 đã lan tỏa vào lĩnh vực thương mại bán lẻ và lĩnh vực tiêu dùng xã hội ở các nước. Ở Việt Nam giai đoạn 2018-2020 thực sự sẽ là giai đoạn tăng tốc cho các nhà bán lẻ ở thị trường nội địa. Đây cũng là thời điểm mà sự cạnh tranh mạnh mẽ sẽ quyết liệt hơn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài giữa các kênh bán hàng hiện đại và kênh bán hàng truyền thống”.

Hiện nay một số CHTI tại Việt Nam đã dần bắt kịp xu thế thanh toán điện tử thông minh như phần mềm VinMart Scan & Go của VinGroup tích hợp rất nhiều chức năng mang tính đổi mới, tiết kiệm thời gian chờ đợi cho NTD.

Cũng trong buổi diễn đàn, ông Vượng - phó Tổng giám đốc Hapro đề nghị các Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường tính liên kết, kết nối từ sản xuất đến phân phối để hỗ trợ nhau cùng phát triển thị trường; tăng cường công tác truyền thông đến người tiêu dùng để ủng hộ các sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và tiêu thụ.

Nhà nước nên xây dựng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước để phát triển thương hiệu, hỗ trợ đào tạo nhân lực, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại. Đồng thời để các DN có điều kiện tiếp cận với các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi với cơ chế hợp lý.

Trang Nguyễn 

Bài liên quan

Tin mới

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.