Đa dạng kênh dẫn vốn trong bối cảnh hẹp cửa tiếp cận tín dụng trong nước
Với các tiêu chí khắt khe, cùng với 14 doanh nghiệp khác, Masan đã chứng tỏ được sức khỏe cũng như trình độ quản trị của doanh nghiệp của mình. Trải qua những khó khăn chung do 02 năm đại dịch Covid-19 gây ra và những khó khăn chung của thị trường, Masan vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định, bền vững. Nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính trong nước, nhà đầu tư được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đúng mục đích và sinh lời.
Liên tiếp từ năm 2019 cho tới nay, bên cạnh lĩnh vực kinh doanh trụ cột, tăng trưởng ổn định là sản xuất hàng tiêu dùng, Tập đoàn này liên tiếp thực hiện M&A mở rộng ra các lĩnh vực khác như Bán lẻ, F&B, Công nghệ, Viễn thông. Được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng trong và người nước đánh giá cao hiệu quả và chiến lược kinh doanh tiềm năng.
Không chỉ có vậy, mới đây nhất Tập đoàn này còn nhận được nguồn vốn 600 triệu USD từ các định chế tài chính nước ngoài. Đây là giá trị vốn vay khá lớn trong tổng số 1,91 tỷ USD tương ứng với 10 giao dịch được các doanh nghiệp công bố gần đây. Chiến lược huy động vốn ngoại được các chuyên gia đánh giá là vô cùng linh hoạt, hiệu quả trong bối cảnh mới hẹp cửa tiếp cận tín dụng trong nước hiện nay. Hình thức này không mới với Tập đoàn Masan – doanh nghiệp thường xuyên thu hút các nhà đầu tư ngoại tầm cỡ như SK Group, Alibaba…
Trong một giao dịch vào tháng 11/2021, SK Group từng chia sẻ: “Masan là đối tác lý tưởng nhất để phát triển chiến lược mang tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam. SK Group là một Tập đoàn đầu tư đa ngành của Hàn Quốc đã chi tổng cộng hơn 1,2 tỷ USD vào Masan qua 3 lần góp vốn vào Masan và các công ty thành viên.
Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, minh bạch và hiệu quả
Các báo cáo kết quả kinh doanh hàng quý hay thông tin về định hướng, chiến lược kinh doanh cũng thường xuyên được Masan cập nhật đến cổ đông và các nhà đầu tư thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc các cuộc gặp gỡ trao đổi định kỳ, chuyên sâu. Tuân thủ hoàn toàn luật định của các công ty niêm yết, Masan luôn đảm bảo vai trò của các bên liên quan và công bố, minh bạch thông tin. Mới đây nhất, Masan cũng lần thứ 10 được vinh danh trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, Top 10 của Bảng xếp hạng Top 50 công ty đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2022 do Vietnam Report xếp hạng…
Năng lực tài chính, quản trị vững chắc, chiến lược hoạch định bài bản, vượt qua khó khăn của thị trường, lợi nhuận các mảng kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm 2022 của Tập đoàn Masan tăng 40%. Tổng doanh thu thuần là 55.546 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ nhưng lãi sau thuế đạt 3.951 tỷ đồng, tăng 32%, lãi ròng là 3.120 tỷ đồng, tăng 47%.
Đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Masan là mảng bán lẻ tiêu dùng với 21.844 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 39%. Hiện, với số lượng siêu thị/cửa hàng WinMart/WinMart+ và WIN lên tới hơn 3.200 cửa hàng, ước tính đạt khoảng 50% thị phần bán lẻ hiện đại tại Việt Nam.
Trụ cột tăng trưởng thứ 2 của Tập đoàn này là mảng sản phẩm tiêu dùng có thương hiệu với 18.781 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 34%. Mảng vật liệu công nghệ cao đạt doanh thu 11.651 tỷ đồng, đóng góp 21% vào doanh thu.
Dựa trên kết quả kinh doanh 09 tháng, năm 2022, Masan dự kiến đạt doanh thu 75.000 – 80.000 tỷ đồng, LNST trước lợi ích phân bổ cho cổ đông không kiểm soát từ 4.800 – 5.500 tỷ đồng. Nhờ có năng lực quản trị tài chính tốt Masan không chỉ tối ưu hoá chi phí, gia tăng lợi nhuận mà còn giữ được đà tăng trưởng bền vững ở nhiều mảng kinh doanh trong suốt những năm qua, ngay cả những lĩnh vực mới lấn sân như bán lẻ.
Năm 2023 là năm thứ 10 của giải và năm thứ 3 liên tiếp Masan nằm trong bảng xếp hạng uy tín này. Đây là chương trình “Đánh giá Năng lực hoạt động Doanh nghiệp 2022” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Doanh nghiệp (INBUS), Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội các Nhà Quản trị Doanh nghiệp Việt Nam (VACD) phối hợp triển khai. Chương trình được tổ chức hàng năm nhằm đánh giá năng lực hoạt động của hơn 1.500 doanh nghiệp hiện đang niêm yết trên 3 sàn chứng khoán Việt Nam thông qua Báo cáo tài chính công khai hàng năm với 21 tiêu chí cụ thể, xác thực bao gồm Doanh thu, lợi nhuận, vòng quay vốn lưu động, chỉ số thanh toán nhanh, số vòng quay hàng tồn kho, khả năng thanh toán lãi vay, hiệu suất sử dụng tài sản cố định; lãi cơ bản trên cổ phiếu, chỉ số về thuế, đóng góp cho ngân sách, chỉ số về bán hàng và marketing, chỉ số nguồn nhân lực, hệ thống tổ chức, chỉ số quản lý điều hành… |
Việt Anh