Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sự vận động của dòng vốn FDI quốc tế và cơ hội cho Việt Nam

Xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tựu chung là do đại dịch Covid-19 xuất hiện và lan rộng khắp toàn cầu; những bất ổn chính trị trên thế giới diễn ra mạnh mẽ... Việt Nam trở thành ứng cử viên sáng giá đón dòng vốn dịch chuyển này nhờ có thành công trong ngăn chặn dịch bệnh.

Sự vận động của dòng vốn FDI trên thế giới

Số liệu thống kê cho thấy vốn FDI toàn cầu năm 2021 đạt trên 1,58 nghìn tỷ USD, tăng 64% so với năm 2020 và đã đạt mức tương đương trước khi đại dịch bùng phát.

Ảnh minh họa, nguồn internet
Ảnh minh họa, nguồn internet.

Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) và các tổ chức quốc tế, sau khi giảm mạnh trong năm 2020, dòng vốn FDI toàn cầu phục hồi khả quan trong năm 2021 cùng với những tiến triển trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19, xu hướng mở cửa kinh tế và các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng với quy mô rất lớn của nhiều quốc gia.

Các nền kinh tế phát triển tiếp tục dẫn đầu trong việc thu hút vốn FDI do được hưởng lợi từ sức bật trở lại từ phía cầu, chi phí tài chính thấp và sự hỗ trợ tích cực từ phía các chính phủ. Với việc 34/48 nền kinh tế phát triển tiếp nhận số vốn FDI tăng trong năm 2021 từ các các ngành công nghiệp, sản xuất-lắp ráp, công nghệ thông tin, thương mại, logistics, tài chính-bảo hiểm, dịch vụ và đầu tư “xanh” phục vụ phát triển bền vững, nhóm các nền kinh tế phát triển tiếp nhận tổng số vốn 746 tỷ USD, tăng 134% so với năm 2020, các dự án đầu tư xuyên biên giới tăng 70% về số lượng và 149% về giá trị.

Nhóm nền kinh tế mới nổi và đang phát triển thu hút 837 tỷ USD, tăng 30% so với năm 2020, cao nhất từ trước đến nay, các dự án đầu tư xuyên biên giới tăng 64% về số lượng và 142% giá trị, trong đó số dự án đầu tư xanh tăng 16%. Các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư chủ yếu là chế tạo, chuyển đổi số và kết cấu hạ tầng.

Vốn FDI vào nhóm nền kinh tế đang nổi châu Á đạt mức kỷ lục 619 tỷ USD, tăng 19%, trong đó FDI vào Trung Quốc đạt 181 tỷ USD, tăng 21%; vào các nước Đông Nam Á đạt 175 tỷ USD, tăng 44%; vào khu vực Tây Á đạt 55 tỷ USD, tăng 59%.

Đầu tư ra bên ngoài (OFDI) phục hồi, tăng trưởng tích cực. Vốn đầu tư từ các nước phát triển trong năm 2022 đạt khoảng 1,3 nghìn tỷ USD, tăng gần ba lần, chiếm ba phần tư OFDI toàn cầu, trong đó OFDI từ Mỹ đạt kỷ lục 493 tỷ USD, châu Âu đạt 552 tỷ USD. Đầu tư từ các nước đang phát triển đạt 438 tỷ USD, tăng 18%, trong số này các nước đang phát triển ở châu Á chiếm gần 90%.

Nhìn lại năm 2021, có thể thấy lượng FDI tăng trưởng cao một phần do nền so sánh thấp của năm 2020, song sự phục hồi được đánh giá mạnh mẽ, chủ yếu đến từ sự bùng nổ của hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A), tái cấu trúc các tập đoàn và sự gia tăng các dự án đầu tư mới.

Các xu hướng dịch chuyển mới

Thứ nhất là sự điều chỉnh của các chuỗi cung ứng toàn cầu (GSC). Trong giai đoạn hiện nay, các GSC được thiết kế lại theo hướng linh hoạt và rút ngắn hơn, đa dạng hóa nguồn cung và đối tác, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và bố trí nguồn lực.

Các quốc gia và các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn việc chuyển dịch chuỗi cung ứng sang các nước, địa bàn đối tác gần gũi hoặc đồng minh; gia tăng khả năng chống chịu và hấp thụ tác động các cú sốc của thị trường và căng thẳng địa chính trị; tăng cường khả năng thích ứng với tình hình mới thay vì khôi phục các chuỗi cung ứng cũ. Nhiều cường quốc kinh tế hàng đầu ngày càng quan tâm hơn vai trò của GSC đối với các mục tiêu kinh tế-chiến lược, bao gồm việc gia tăng năng lực cạnh tranh, kiểm soát các GSC và những công nghệ, tài nguyên chiến lược.

Từ góc độ các nhà đầu tư, các thay đổi thích ứng với tình hình mới, đặc biệt là các nhu cầu nội bộ về kiểm soát rủi ro, bảo đảm nguồn cung và hoạt động sản xuất, kinh doanh ổn định cùng với các yêu cầu từ bên ngoài về đáp ứng các tiêu chuẩn về quản trị toàn cầu (áp thuế tối thiểu, định giá carbon, kỹ năng số...) được đặt lên trên các yếu tố lợi thế truyền thống (lao động rẻ, ưu đãi về đất đai, thuế suất thấp...) gián tiếp làm giảm lợi thế và khả năng thu hút đầu tư của các nước, đặc biệt là nhóm nước tiếp nhận đầu tư đang phát triển.

Thứ hai là xu hướng “xanh” hóa dòng vốn FDI. Các dòng vốn toàn cầu, bao gồm vốn FDI đang được xanh hóa với tốc độ nhanh hơn, trong đó ngày càng nhiều các dự án đầu tư vào các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) và tài chính xanh. Giá trị vốn đầu tư vào các lĩnh vực, dự án liên quan đến SDG đã tăng 70% trong năm 2021, tập trung vào ngành năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng với giá trị trung bình của các dự án tăng hơn ba lần so với mức trước đại dịch.

Đến nay, đã có gần 20 nền kinh tế áp dụng các biện pháp định giá carbon. Đồng thời, ngày càng nhiều nước quan tâm chú trọng các biện pháp thu hút đầu tư vào lĩnh vực tăng trưởng bền vững. Giá trị của các sản phẩm đầu tư trong lĩnh vực phát triển bền vững và tài chính xanh đã đạt 5,2 nghìn tỷ USD vào năm 2021, tăng 63% so với năm 2020.

Thứ ba là xu hướng điều chỉnh các khuôn khổ quản trị, bao gồm khả năng áp dụng thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu (GMCT). Trong khuôn khổ chương trình chống xói mòn thuế của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), đã có hơn 130 quốc gia thống nhất áp dụng GMCT với mức 15% đối với các công ty đa quốc gia (MNE) có thu nhập từ 750 triệu Euro trở lên. Mục tiêu là nhằm bảo đảm MNE đóng thuế tối thiểu đối với thu nhập phát sinh tại từng quốc gia có hoạt động, hạn chế việc chuyển lợi nhuận sang các quốc gia/vùng lãnh thổ có thuế suất thấp.

Hiện nhiều quốc gia đang lên kế hoạch áp dụng GMCT từ năm 2024, trong đó các nước G7, các thành viên EU, một số nước thành viên G20 và nhiều quốc gia đang xem xét các biện pháp điều chỉnh nổi luật nhằm phù hợp với mức thuế suất tối thiểu toàn cầu.

Việt Nam trước cơ hội dịch chuyển dòng vốn nước ngoài

Theo Tổng cục Thống kê, triển vọng thu hút vốn FDI ở Việt Nam năm 2022 là rất sáng sủa trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, vừa và nhỏ từ các quốc gia phát triển dần chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhắc đến các kế hoạch mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam của các tập đoàn lớn, như: Apple, Samsung, Nike, Adidas, Foxconn… để khẳng định xu hướng tích cực của dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Thậm chí, các kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD của Tập đoàn LEGO, hay kế hoạch tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD của Intel, rồi dự án sản xuất chất bán dẫn của Hanamicrom… cũng đã được nhắc đến.

“Triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam trong năm 2022 và các năm tiếp theo sẽ rất tích cực. Sẽ có nhiều dự án quy mô lớn, chất lượng cao của các tập đoàn hàng đầu thế giới đến với Việt Nam”, Cục Đầu tư nước ngoài nhận định.

Nhưng không chỉ là đánh giá chủ quan từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam, các khảo sát từ các nhà đầu tư nước ngoài cũng cho thấy điều này.

Với các nhà đầu tư Châu Âu, thông tin cho biết, có 67% số doanh nghiệp Châu Âu đánh giá tích cực về triển vọng môi trường kinh doanh Việt Nam. Trong khi đó, kết quả cuộc khảo sát do JETRO công bố cách đây ít ngày cho biết, có 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản được hỏi mong muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam, chỉ khoảng 1,9% doanh nghiệp có xu hướng thu nhỏ và khoảng 0,3% doanh nghiệp có phương án rút khỏi Việt Nam.

Con số này có lẽ cũng tương đồng với các đánh giá tích cực của doanh nghiệp Nhật Bản về triển vọng lợi nhuận kinh doanh năm 2022. Theo đó, 56,2% cho rằng, triển vọng được “cải thiện”; chỉ có 9,6% nhận định “suy giảm”. Tuy vậy, nhìn về triển vọng năm 2022, Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn dòng vốn FDI quốc tế.

Lê Pháp (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo
Giá lúa gạo hôm nay 20/4: Tăng với một số loại lúa và gạo

Hôm nay 20/4, giá lúa gạo thị trường trong nước điều chỉnh tăng với một số loại lúa và gạo. Gạo xuất khẩu điều chỉnh tăng sau nhiều phiên đi ngang. Nhu cầu lúa IR 504 và lúa thơm khá.

Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây
Quý I/2024, chứng khoán HSC đạt lợi nhuận cao nhất trong 7 quý gần đây

Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC – MCK: HCM) tăng trưởng ở hầu hết các mảng kinh doanh so với cùng kỳ năm 2023. Theo đó, doanh thu từ môi giới chứng khoán đạt 215 tỷ đồng, doanh thu từ cho vay ký quỹ đạt 339 tỷ đồng,…

Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc
Ninh Bình buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình kiểm tra hộ kinh doanh Đinh Công Sách, địa chỉ đường Thiên Quan, phố Nam Giang, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, tiến hành thu giữ, buộc tiêu hủy lô thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác
Thông tin gạo ST24, ST25 được ưu đãi thuế xuất sang EU là không chính xác

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) khẳng định, thông tin gạo thơm ST24 và ST25 được hưởng ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU là không chính xác.

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.