Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập

Đó là nghi vấn được bà Phạm Chi Lan đưa ra khi nói về vấn đề tái cơ cấu DNNN trong buổi thảo luận với chủ đề “Đổi mới cơ chế giám sát cơ quan đại diện chủ sở hữu” đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, đã có hàng nghìn cuộc hội thảo, chuyến đi khảo sát nước ngoài của cán bộ, tiêu tốn nhiều công sức tiền bạc của nhà nước. Vậy mà đến nay, kết quả nhận được lại là một hệ thống giám sát có quá nhiều vấn đề.

Tồn tại những bất cập

Chính phủ đã thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, dự kiến quản lý một nguồn lực rất lớn lên đến 820 nghìn tỷ đồng vốn chủ sở hữu nhà nước, 1,5 triệu tỷ đồng tài sản DN. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều ý kiến hoài nghi về cách thức tổ chức và trách nhiệm giải trình của Ủy ban trong bối cảnh cơ chế giám sát hiện hành bị xem là kém hiệu quả.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập - Hình 1

Tại hội thảo

Nói về thực trạng DNNN, ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM) cho biết, tỷ suất lợi nhuận liên tục giảm trong vòng 5 năm trở lại đây. Báo cáo hợp nhất năm 2016 cho thấy 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng đến nay chưa thu hồi được và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở dưới mức giá trị đã đầu tư. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực xử lý các dự án, doanh nghiệp yếu kém nhưng đến nay vẫn chậm phục hồi và kém hiệu quả.

Báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội năm 2018 chỉ ra: "Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả là một trong các nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp".

Lý giải thực trạng trên, ông Phạm Đức Trung nói: “Nguyên nhân từ hệ thống pháp luật; nguyên nhân trong triển khai thực hiện: thiếu thông tin đầy đủ, có tính xác thực cao và cập nhật về tài sản nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp”.

Liên quan đến việc sử dụng điều hành quản lý vốn DNNN, ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Nghệ An nêu:Có lẽ, cái chung của các DNNN là nơi nào có hiệu quả thì nơi đó phải “đẻ” ra bộ máy quản lý cồng kềnh. Ví dụ như Tổng công ty đạm Phú Mỹ nằm trên Sài Gòn trong khi nhà máy sản xuất nằm ở Vũng Tàu, bộ máy quản lý hàng trăm người dẫn tới tình trạng chi phí quản lý lại cao hơn cả chi phí sản xuất”.

Giải thích thêm về vấn đền này, ông Trung cho hay: “Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn nhà nước giảm, có thể do yếu tố khách quan từ thị trường, do năng lực trình độ, cơ chế chính sách”. “Nhà nước phải cử đại diện tham gia vào HĐQT theo quy định pháp luật, cơ quan nhà nước không thể trực tiếp làm việc với tất cả doanh nghiệp được”, ông Trung nói thêm.

Ông Trung nhấn mạnh: “Tuy nhiên, lại nảy sinh ra câu chuyện: làm thế nào để quản lý được người đại diện, phục vụ được mục tiêu, nhiệm vụ đúng với mục đích của cơ quan quản lý. Người đại diện phải có trách nhiệm báo  cáo, phục vụ lợi ích của cơ quan đề cử. Trên thực tế, việc giám sát của người đại diện chủ sở hữu vẫn mang tính hình thức, không đủ công cụ thông tin, công cụ nguồn lực để giám sát có hiệu quả”.

Trả lời về trách nhiệm khi DNNN xảy ra thất thoát, ông Trung cho biết: “Hiện nay, pháp luật chưa có quy định rõ ràng về việc này. Khi vốn nhà nước bị thất thoát, thực tế không thể xác định được trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu cũng như trách nhiệm của người đại diện. Hiện nay pháp luật đang có xu hướng xem xét trách nhiệm của doanh nghiệp, dự án nhiều hơn là những người được giao quản lý nguồn vốn.”

Chưa có lời giải?

Bình luận về báo cáo của phía CIEM, chuyên gia Phạm Chi Lan cho biết cảm quan đầu tiên, những thông tin, kinh nghiệm, bài học về quản lý, giám sát DNNN vừa được cập nhật  tuy có những cái mới từ năm 2016 đến nay, nhưng phần lớn là những thứ đã biết. Theo bà, những kinh nghiệm này đã có từ khi Luật Doanh nghiệp năm 1999 xuất hiện.

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước: Còn nhiều bất cập - Hình 2

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, tài sản nhà nước gặp tình trạng vô chủ nên bị thiếu động lực giám sát và quản lý

“Chúng ta đã tiếp cận với OECD, giới thiệu cho các DNNN và các doanh nghiệp khác biết về hệ thống quản trị theo chuẩn mực là như thế nào, những công nghệ tốt nào chúng ta cần học hỏi để phát triển”, bà Chi Lan cho biết.

Chỉ riêng cơ chế giám sát, bà Chi Lan đặt câu hỏi về sự máy móc trong quản lý DNNN tại Việt Nam: "Phải chăng, Việt Nam là một học trò dốt, học biết bao nhiêu thầy, sách vở nhưng không hề áp dụng vào thực tiễn được gì? Chúng ta đã đưa vào đầy đủ quy định, điều lệ theo thông lệ quốc tế nhưng lại theo kiểu thầy đọc trò chép, nên dù có ghi vào trong luật đi chăng nữa thì hệ thống cũng không áp dụng được, hiệu quả vẫn rất kém".

Cũng theo bà Chi Lan, rất khó quy trách nhiệm cụ thể bởi những khái niệm và phạm vi hoạt động giám sát lại thể hiện không rõ ràng, thống nhất. Việc làm ăn tập thể, nhiều cơ quan đóng góp, thêm bới ý kiến dễ dựa dẫm, đổ trách nhiệm cho nhau.

Bên cạnh đó, việc không phân biệt rõ, chia nhiều ban ngành giám sát khác nhau làm những công việc na ná nhau dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Kênh giám sát không phản ánh đầy đủ các vấn đề, còn có hiện tượng “bệnh thành tích” thiên về phản ánh mặt tích cực, rất ít nói về những hạn chế. Bà Chi Lan cho rằng: “Đối với DNNN lãi thì hưởng, lỗ thì Nhà nước và dân chịu nên vấn đề rủi ro không phải điều doanh nghiệp quan tâm, càng không phải vấn đề lớn đối với cơ quan giám sát”.

“Tôi nghĩ, chủ sở hữu tài sản chung (trên danh nghĩa là chủ nhưng thực thế thì không phải chủ tài sản) nên không quan tâm nắm bắt thông tin, so với tài sản cá nhân, cái của bản thân thì gắn bó máu thịt hơn nhiều. Tài sản nhà nước gặp tình trạng vô chủ nên bị thiếu động lực giám sát và quản lý", bà Chi Lan nhấn mạnh.

Nguyễn Trang

Bài liên quan

Tin mới

Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?
Đi làm ngày lễ, người lao động được tính lương, thưởng như thế nào?

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x tiền lương ngày bình thường. Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x tiền lương làm ngày bình thường.

Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang
Hai ngày nghỉ lễ, 3 trận động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang

Trong hai ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Viện Vật lý địa cầu ghi nhận được liên tiếp 3 trận động đất xảy ra tại 2 tỉnh Kon Tum, Tuyên Quang. Rất may, những trận động đất này chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản.

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vẫn dẫn trước Tổng thống Biden trong các cuộc thăm dò

Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy sự ủng hộ của cử tri đối với ông Trump vẫn đứng vững ở mức 49% trong cuộc đối đầu trực tiếp với ông Biden, trong khi ông Biden chỉ đạt mức 43%.

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng
Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng

Thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; có 6 người khác tại ngoại để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.

Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn
Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn

Agribank đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.