Nghiên cứu xây dựng biểu thuế nhập khẩu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến gỗ và lâm sản; chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích nhập khẩu trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong việc đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại để thay thế công nghệ chế biến gỗ cũ, lạc hậu nhằm tiết kiệm nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm gỗ.
(Ảnh minh họa)
Hiện gỗ và lâm sản là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt 13%/năm trong giai đoạn 2010-2017. Năm 2017, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD, với khoảng 4.500 doanh nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân và hàng triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu; ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân.
Với mục tiêu trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2018 đạt 9 tỷ USD, năm 2019 đạt 11 tỷ USD, năm 2020 đạt 12 đến 13 tỷ USD và năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD. Bên cạnh đó, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, doanh nghiệp trong chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu và phát triển lâm nghiệp bền vững…
Trong dự thảo Chỉ thị về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu cũng nêu trách nhiệm của Bộ Công Thương nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu, quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu gỗ Việt trên thị trường quốc tế; Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan liên quan để thống nhất về cơ chế quản lý gỗ nhập khẩu đảm bảo nguồn gốc hợp pháp đối với gỗ nhập khẩu.
Các Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản cần tăng cường thông tin cho hội viên về thị trường để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro; tăng cường công tác truyền thông về các quy định pháp luật, hệ thống trách nhiệm giải trình về gỗ hợp pháp của các nước nhập khẩu…
Thời gian quan, sự gia tăng chặt phá, buôn bán, vận chuyển gỗ lậu trong nước và qua biên giới... Người dân tham gia vào gỗ lậu chủ yếu vì mục đích sinh kế như phá rừng lấy gỗ làm nhà, lấy đất rừng làm nông nghiệp, bán gỗ tạo nguồn thu phục vụ cuộc sống hàng. Mặt khác, một số người dân lợi dụng các chính sách của Nhà nước khai thác gỗ trái phép để làm giàu.
PV