Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng cường vai trò chủ sàn giao dịch thương mại điện tử nộp thuế thay người bán hàng

Tổng cục Thuế tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn TMĐT.

Nhà cung cấp nước ngoài đăng ký nộp thuế 20 triệu USD

Tại hội thảo “Thuế đối với TMĐT và dịch vụ số xuyên biên giới: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam” sáng 29/7, ông Đặng Ngọc Minh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, sự phát triển nhanh chóng, bùng nổ cùng nhiều hình thức mới của TMĐT đã đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó có cơ quan thuế.

Tổng cục Thuế đưa ra nhiều giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Ảnh: Đức Minh
Tổng cục Thuế đưa ra nhiều giải pháp chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử. Ảnh: Đức Minh.

Có tham luận gửi đến hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) Lại Việt Anh cho biết, trong hai năm 2020 và 2021 vừa qua, đại dịch Covid-19 đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng bứt phá cho TMĐT. Theo số liệu của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trung bình doanh thu TMĐT bán lẻ của 2 năm này đạt 17%/năm, đạt tổng doanh thu 13,7 tỷ USD và chiếm 7% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước năm 2021. Giai đoạn dịch bệnh đã góp phần tạo thói quen mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, đặc biệt ở những thành phố lớn.

3 tháng có 26 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký khai, nộp 20 triệu USD

Sau hơn 3 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN từ ngày 21/3/2022, đến nay đã có 26 NCCNN lớn (Microsoft, Facebook, Netfix; Samsung; TikTok; eBay…) đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD.

Nói về các chính sách thuế hiện hành của Việt Nam, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, hiện không phân biệt hoạt động kinh doanh theo phương thức truyền thống hay hoạt động kinh doanh có yếu tố TMĐT. Việc thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT đang được thực hiện theo đúng quy định của các Luật Thuế hiện hành (GTGT, Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Thu nhập cá nhân (TNCN) và các quy định về thuế nhà thầu).

Đáng chú ý, vừa qua, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu và báo cáo Chính phủ, Quốc hội thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019 (quy định tại điểm 4 Điều 42), theo đó lần đầu tiên đã quy định trách nhiệm quản lý của cơ quan thuế; nghĩa vụ của doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế tại Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài.

Ngoài ra cũng quy định trách nhiệm của các cá nhân, ngân hàng tại Việt Nam liên quan đến việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài. Đây là các căn cứ pháp lý luận điểm quan trọng về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số.

Đáng chú ý, ngày 21/3/2022, Bộ Tài chính chính thức khai trương Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) nhằm hiện đại hóa công tác quản lý thuế, NCCNN có thu nhập từ Việt Nam có thể thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế tại bất kỳ đâu trên thế giới.

Sau hơn 3 tháng triển khai Cổng thông tin điện tử dành cho NCCNN từ ngày 21/3/2022, đến nay đã có 26 NCCNN lớn (Microsoft, Facebook, Netfix; Samsung; TikTok; eBay…) đã đăng ký thuế, kê khai thuế và nộp thuế với tổng số thuế khoảng 20 triệu USD. Như vậy, Việt Nam đã trở thành một trong bốn nước đầu tiên Khu vực Đông Nam Á thành công trong việc khẳng định quyền quản lý thuế của quốc gia đối với doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam.

Thách thức khi tăng trưởng có thể đạt giá trị 57 tỷ USD năm 2025

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số dự báo năm 2022, tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam khoảng 17 - 20%, đưa doanh thu TMĐT bán lẻ đạt trên 16 tỷ USD, dự kiến chiếm khoảng 7,5% doanh thu hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước. Các tổ chức quốc tế uy tín cũng đưa ra dự báo tích cực đối với tình hình TMĐT Việt Nam. Google và Temasek dự báo giai đoạn 2021 - 2025, kinh tế Internet Việt Nam (bao gồm TMĐT, vận tải và thực phẩm, du lịch trực tuyến và nội dung nghe nhìn trực tuyến) đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 29%/năm, đạt giá trị 57 tỷ USD, đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á.

Để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, thông tin đến hội thảo, ông Đặng Ngọc Minh cho biết, ngày 6/9/2021 Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án “Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT”, theo đó, Tổng cục Thuế đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ người nộp thuế. Ảnh: TL
Tổng cục Thuế sẽ nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin hỗ trợ người nộp thuế. Ảnh: TL.

Tổng cục Thuế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đặc biệt hướng dẫn NCCNN lớn đăng ký, kê khai, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của ngành Thuế; hoàn thiện quy định pháp luật về thuế để tăng cường trách nhiệm của chủ sở hữu sàn TMĐT trong việc khai thuế, nộp thuế thay cho người bán hàng hóa, dịch vụ thông qua sàn TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Đồng thời, tiếp tục hiện đại hóa công tác quản lý thuế; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin để kết nối, lưu trữ thông tin để hỗ trợ, kết nối với người nộp thuế (NCCNN, sàn TMĐT...) theo hình thức điện tử trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý rủi ro đối với TMĐT; thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đối với hoạt động TMĐT...

Tham luận tại hội thảo, TS. Lê Xuân Trường (Học viện Tài chính) đưa ra nhiều gợi ý các giải pháp để quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh TMĐT. Trong đó, ông cho rằng, cần bổ sung những trường hợp mà sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân. Theo đó, đối với 2 trường hợp sau đây sàn giao dịch TMĐT phải thực hiện kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho cá nhân: Sàn giao dịch TMĐT thực hiện dịch vụ trung gian thanh toán; sàn giao dịch TMĐT thỏa thuận với cá nhân về việc đặt hàng trực tuyến và sàn giao dịch TMĐT tham gia điều hành, kiểm soát hoạt động giao hàng và thanh toán của người mua cho cá nhân.

Ông Nguyễn Việt Anh - chuyên gia quản trị công cao cấp của WB tại Việt Nam cho rằng, đối với thuế GTGT, cần quy định vai trò của các nền tảng số, chợ điện tử trong việc kê khai và nộp thuế của các thương nhân hoạt động trên các nền tảng này. Ngoài ra, cần áp dụng thống nhất thuế suất thuế GTGT đối với các nhà cung cấp nước ngoài.

Đối với thuế trực thu, cần dự phòng phương án nếu không có sự đồng thuận về việc đánh thuế các doanh nghiệp kỹ thuật số, đồng thời rà soát lại các ưu đãi thuế để tránh thất thu thuế từ tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu./.

Mua sắm trực tuyến năm 2020 tăng gần 42% so với năm 2016

Giá trị chi tiêu bình quân 1 người/năm ở Việt Nam dành cho mua sắm trực tuyến năm 2020 đạt khoảng 240 USD, tăng gần 42% so với năm 2016.

Theo TBTCVN

Bài liên quan

Tin mới

17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng
17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ huy động được gần 23.000 tỷ đồng

Số liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong tháng Tư đã tổ chức thành công 17 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ, hỗ trợ Kho bạc Nhà nước huy động được 22.746 tỷ đồng.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư ngắn hạn nên tận dụng nhịp điều chỉnh để mua cổ phiếu mới

Thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 9/5, nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nên chờ nhịp điều chỉnh nếu muốn giải ngân thêm do mặt bằng giá hiện tại không còn quá hấp dẫn khi VN-Index đang vận động ở nửa trên của kênh tích lũy.

Bài 1: "Tư lệnh" ngành giáo dục: 10 dấu ấn và những thông số bét bảng
Bài 1: "Tư lệnh" ngành giáo dục: 10 dấu ấn và những thông số bét bảng

Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là giáo dục đại học - lĩnh vực có trọng trách đào tạo đội ngũ lao động trình độ cao.

Bình Định: Khoảng 8.000 VĐV sẽ tham gia VnExpress Marathon Quy Nhon
Bình Định: Khoảng 8.000 VĐV sẽ tham gia VnExpress Marathon Quy Nhon

Tin từ UBND tỉnh Bình Định, ngày 23/6, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định sẽ diễn ra giải VnExpress Marathon Quy Nhon 2024. Theo Ban Tổ chức, sẽ có khoảng 8.000 vận động viên trong nước và quốc tế tham dự giải…

Hơn 27.000 lượt khách đi cung đường sắt “Kết nối di sản miền Trung”
Hơn 27.000 lượt khách đi cung đường sắt “Kết nối di sản miền Trung”

Từ ngày 26/3 đến nay, chuyến tàu du lịch “Kết nối di sản miền Trung” đã thu hút hơn 27.600 lượt khách, trong đó khách quốc tế là gần 2.200 lượt khách.

Thực hiện các công trình giao thông trọng điểm: Không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn
Thực hiện các công trình giao thông trọng điểm: Không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn

Thủ tướng yêu cầu các các bộ, ngành, cơ quan, địa phương cần tích cực, quyết liệt hơn nữa, giám sát, kiểm tra, bám sát công trường, tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, triển khai các nhiệm vụ để các dự án được triển khai đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ-mỹ thuật, an toàn, bảo đảm môi trường, chống tham nhũng, tiêu cực, không để khuyết điểm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn.