Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tăng trưởng kinh tế 2018: Quyết liệt ngay từ đầu năm!

Theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong, để tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ, ngay từ đầu năm 2018, ngoài tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chống tham nhũng, thì việc cần làm ngay là ra nghị quyết về các công việc phải làm, có kế hoạch, phân công phân cấp nhiệm vụ cho các sở ban ngành thành nhiệm vụ, thành đầu việc, thành cá nhân, thành quy trình, thành thời gian và có chế tài cụ thể.

Tăng trưởng kinh tế 2018: Quyết liệt ngay từ đầu năm! - Hình 1

 Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong

Tín hiệu lạc quan

Những đường nét cơ bản của bức tranh kinh tế 2018 đã được Chính phủ phác thảo. Có thể nhận thấy, trong chỉ tiêu phát triển KT-XH, Chính phủ không đặt nặng mục tiêu tăng trưởng về số lượng mà chú trọng tới chất lượng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Một điểm rất tích cực, Chính phủ thay vì đặt một chỉ tiêu duy nhất là 6,7% như năm ngoái thì đã có mức trần, mức sàn: 6,5-6,7%, để dao động trong khoảng đó là hoàn thành kế hoạch, không phải điều chỉnh.

Chỉ tiêu đó đã mang tính thực tế, bởi nước ta đã qua giai đoạn tăng trưởng liên tục qua 3 thập kỉ. Giai đoạn tăng trưởng nhanh của thời kỳ đầu cất cánh đã qua, bây giờ tới giai đoạn trung bình để nằm trong lộ trình phát triển chung.

Năm 2017, chúng ta phải phấn đấu, rất quyết liệt GDP mới đạt 6,7%. Nâm 2018, GDP đạt 6,5-6,7% là phù hợp vì chưa tìm được động lực bật, vượt lên so với 2017 mà vẫn tiếp tục xu hướng cũ.

Tôi cho rằng chỉ tiêu Chính phủ đã đặt ra có căn cứ khoa học, thực tế, tính khả thi cao, chắc chắn sẽ làm được.

Có ý kiến cho rằng, việc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% trong năm 2018 sẽ làm giảm áp lực cho chính sách tiền tệ. Ông có đồng quan điểm?

Nếu tăng trưởng chỉ trông cậy vào cho vay dư nợ tín dụng thì không phải. Không phải tăng trưởng cao mà áp lực tiền tệ lớn. Trong việc này, không thể để “xập xí xập ngầu”. Nợ xấu, ngân hàng yếu kém, dư nợ tín dụng không phải là hậu quả của việc Chính phủ buộc ngân hàng cho vay DN nhiều hơn mà vấn đề là lợi ích nhóm, cho vay bất động sản, đầu cơ, sân sau, rủi ro, thậm chí cho vay để lại quả cho nhau... chứ không phải cho vay DN để thành áp lực.

Vấn đề phải tăng kiểm soát quản lý về quản trị ngân hàng cộng với cho vay đúng đối tượng, sẽ vừa giữ được an toàn vừa đảm bảo hiệu quả tăng trưởng kinh tế.

Như thời gian vừa qua, dư nợ tăng khá cao nhưng hàng nghìn tỷ Hà Văn Thắm lại quả cho nhau chứ có phải cho vay DN đâu. Chưa kể những việc khác nữa. Cho nên phải nhìn nhận rõ vấn đề.

Luật các tổ chức tín dụng đã được thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Ông có kỳ vọng lĩnh vực ngân hàng có chuyển biến tốt hơn trong năm 2018?

Luật Ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng và Nghị quyết 43 của Quốc hội về xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường đều tốt, tạo bộ công cụ pháp lý đầy đủ, hoàn thiện, cập nhật hơn, giúp siết chặt kỷ luật ngân hàng, tránh trường hợp mua lại bằng 0, lợi ích nhóm, sở hữu chéo cũng như không minh bạch.

Đặc biệt, tăng trách nhiệm của người đứng đầu ngân hàng, trong đó có việc phân tách, không thể vừa làm ngân hàng vừa làm DN. Đây là điểm rất quan trọng để giúp lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng.

 Ngoài ra, còn giúp thông tin minh bạch trên thị trường, định hướng dòng vốn vào đúng nơi đúng chỗ, được quản lý tốt hơn. Cũng nhờ đó cũng bớt đi những vụ án, những nguy cơ tích tụ để tạo ra bùng nổ, đổ vỡ nợ xấu, nợ ngân hàng mà bài học của EU, châu Âu thời gian qua là ví dụ. Việt Nam cũng suýt mắc nếu không tỉnh táo từ mấy năm trước.

5 việc cần làm ngay

Tăng trưởng XK vẫn phụ thuộc quá nhiều vào FDI khi khu vực này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của kinh tế Việt Nam. Đây tiếp tục là vấn đề phải nhìn nhận trong năm 2018?

Tăng trưởng kinh tế 2018: Quyết liệt ngay từ đầu năm! - Hình 2

 Có 5 việc cấp bách cần làm ngay trong đầu năm 2018 để tạo động lực tăng trưởng

 Không phải là khó khăn, nhìn ở góc độ tiêu cực thì cho rằng phụ thuộc, không tự chủ. Nhưng trong quy luật phát triển của thế giới, khi phát triển, mở cửa, muốn tăng trưởng bằng nội lực, thì trước hết phải nhờ vào cả nội lực và ngoại lực. Nhất là thời kỳ đầu lấy công nghệ cao, định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế cũ thì phải có tác động rất mạnh mẽ của FDI.

Đầu tiên là phân phối, gia công, sản xuất theo đơn đặt hàng, tiếp quản công nghệ và sản xuất theo mẫu của mình. Đó là quy trình tham gia hội nhập. Việt Nam đang ở giai đoạn 2, dần chuyển sang giai đoạn sản xuất 1 số công nghiệp phụ trợ theo đặt hàng tiêu chí tiêu chuẩn thương hiệu của họ.

Chính vì thế Samsung mới sang và biến Việt Nam thành trung tâm sản xuất lớn nhất ở nước ngoài của họ, mới có XK hơn 30 tỷ USD các sản phẩm công nghệ cao, mới nhập siêu linh kiện từ Hàn Quốc. Năm nay Hàn Quốc trở thành nước xuất siêu lớn nhất vào nước ta chứ không phải Trung Quốc nữa.

Nhìn ở góc độ khác, cần lưu ý, không thể kéo dài mãi tình trạng chỉ gia công, nhập siêu từ nước cường quốc. Đã tới lúc ta phải tìm kiếm các công đoạn, công nghiệp hỗ trợ cao hơn, gia tăng xuất khẩu để cân bằng thương mại, ngoại thương.

Trong tỷ lệ vượt trội và vai trò hiện nay của FDI trong XK vừa có tính tất yếu, đồng thời có tính 2 mặt. chúng ta đang phải thừa nhận có tính cấp thiết, tích cực, để lâu mới là tiêu cực nếu mãi ở giai đoạn bóc lột sức lao động, nhập siêu.

Theo ông, những tồn tại nào của năm 2017 cần phải giải quyết ngay trong đầu năm 2018 để tạo động lực cho tăng trưởng?

2017 là năm Việt Nam hội tụ và bội thu các chỉ số các tăng trưởng tích cực. Ngoài việc lần đầu tiên hoàn thành 13 chỉ tiêu kế hoạch, còn hội tụ 6-7 chỉ tiêu nhất đỉnh: bao gồm du lịch, FDI, đăng ký DN, chứng khoán, thị trường ngoại tệ, XK nông sản…. XK FDI chi phối vẫn có phần rất tốt, đó là xuất siêu nông sản 6-7 tỷ USD, trong đó mặt hàng rau quả xuất vượt cả gạo, dầu mỏ là hai mặt hàng chủ đạo từ trước đến nay.

Bên cạnh đó cũng phải thừa nhận, còn một số tồn tại. Có 5 việc cấp bách cần làm ngay trong đầu năm 2018. Thứ nhất, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư thông qua cắt giảm 50% các điều kiện kinh doanh của Bộ Công thương đã cam kết. Làm thực sự chứ không phải cắt giảm số lượng rồi lại lấy nội dung đưa vào các cái còn lại, thì nghĩa là chỉ đánh bùn sang ao. Đặc biệt, theo hướng cắt giảm chi phí cả về thời gian, chi phí, tâm trí cho DN. Năm 2017 đã làm rất tốt, 2018 tiếp tục tốt.

Thứ hai, chống tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu DN. Chỉ cần quyết tâm, người đứng đầu sở ngành kiên quyết sẽ làm được ngay. Việc này hoàn toàn không mất tiền, chỉ cần tạo động lực từ trên xuống dưới sẽ làm được, có hiệu quả rất cao.

Thứ ba, tăng cường thông tin về thị trường. Bộ Công thương, các đơn vị chức năng tới DN tăng thông tin về chính sách, bối cảnh, hàng rào thuế quan, tình hình đối tác, tăng các sàn giao dịch để DN liên kết hình thành chuỗi. Để làm được việc này cần dài thời gian hơn, đòi hỏi nhiều công đoạn bao gồm quy chuẩn kỹ thuật, năng lực… nhưng phải có ý thức làm và làm ngay từ đầu năm.

Thứ tư, thực hiện các hoạt động cân nhắc, xem xét về mặt lãi suất, chính sách liên quan tới cho vay, đảm bảo kiểm soát lạm phát, nợ xấu đồng thời tạo điều kiện cho DN có nguồn vốn. Điều này có thể làm được trong bối cảnh hiện nay, cơ bản nguồn vốn khá thuận lợi, cho nên phải có chính sách huy động tốt. Thông qua đầu tư, đầu cơ theo kiểu Bitcoin, có thể thấy vốn trong dân có, vấn đề định hướng và đảm bảo cơ hội đầu tư là rất quan trọng.

Thứ năm, việc cần làm ngay trong đầu năm 2018, như Chính phủ đã chỉ đạo, đó là ra nghị quyết về các công việc phải làm, kế hoạch, phân công phân cấp nhiệm vụ cho các sở ban ngành thành nhiệm vụ, thành đầu việc, thành cá nhân, thành quy trình, thành thời gian và có chế tài cụ thể. Rút kinh nghiệm của quá khứ để làm tốt hơn.

Trân trọng cảm ơn ông!

Trần Nguyên (Thực hiện)

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.