Quyết định phê duyệt đề án của UBND tỉnh Thái Nguyên
Năm 2016 dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu do Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) là nhà đầu tư duy nhất đã trúng sơ tuyển một loạt 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tổng mức đầu tư theo Quyết định phê duyệt đầu tư của tỉnh là 18.211 tỷ đồng trong đó: Vốn của Nhà đầu tư là 12.611 tỷ đồng, vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ một phần để GPMB là 5.611 tỷ đồng. Địa điểm xây dựng: TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
Dự án kè chỉnh trị sông Cầu nhằm đảm bảo an toàn phòng chống lũ cho khu vực 2 bên bờ sông Cầu, TP. Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; khôi phục khả năng tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt của nhân dân. Xây dựng hoàn thiện đô thị hai bên bờ sông Cầu, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đô thị theo quy hoạch được duyệt, kết nối TP. Thái Nguyên với các khu đô thị mới phía bờ Đông sông Cầu, tạo cảnh quan đô thị văn minh, đảm bảo đủ tiêu chuẩn đô thị loại I. Tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, thu hút khách du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ phát biểu tại Lễ khởi công các dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu và hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông
Trong đó, xây dựng hoàn thiện hệ thống đê hai bên sông Cầu đoạn qua TP. Thái Nguyên 49,8km bao gồm cả giải phóng mặt bằng toàn bộ 2 bên tuyến đê (xây dựng đê đến cao trình đáy móng mặt đường giao thông) với tổng mức đầu tư dự kiến là 3.050,50. tỷ đồng.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống kè hai bên bờ sông Cầu tạo cảnh quan đô thị L = 22km và xây dựng 3 bến thuyền: Thượng lưu cầu Quang Vinh, cầu Gia Bẩy và thượng lưu Thác Huống với tổng chi phí khoảng 1.102,35 tỷ đồng.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống đường giao thông hai bên bờ sông Cầu, quy mô đường chính khu vực (mặt cắt ngang tùy theo vị trí, nhu cầu và phục vụ giao thông) khoảng 30,2km với chi phí dự kiến khoảng 1.604,50 tỷ đồng.
Nạo vét mở rộng lòng sông đoạn từ cầu Cao Ngạn đến đập Thác Huống với tổng mức đầu tư là 1050,26 tỷ đồng.
Xây dựng mở rộng đập Thác Huống, nâng cao mực nước đập Thác huống về mùa kiệt lên 2m so với cao trình cũ và Xây dựng đập dâng Quang Vinh với số vốn lên tới 502,46 tỷ đồng.
Các đại biểu tham gia động thổ khởi công xây dựng dự án
Xây dựng mới 6 cầu và sửa chữa nâng cấp cầu Gia Bảy tại các vị trí cầu bắc qua sông Cầu và suối Mo Linh: cầu Quang Vinh, cầu Quang Vinh 2, cầu Bến Oánh, cầu Xuân Hòa, cầu Huống Thượng, cầu Mo Linh với chi phí là 2501,54 tỷ đồng.
Về phần chi phí đầu tư các hạng mục đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng Khu đô thị 2 bên bờ sông Cầu đoạn qua TP Thái Nguyên để thu hồi vốn dự án BT gồm: Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cho diện tích khoảng 700ha. Giá bồi thường trung bình 4 tỷ đồng/1ha số vốn dự kiến khoảng 2.800,00 tỷ đồng; đầu tư hạ tầng đồng bộ cho diện tích khoảng 700 ha; Suất đầu tư: 8 tỷ đồng/1ha ước tính số vốn lên tới 5.600,00 tỷ đồng.
Với số vốn đầu tư ban đầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, 9 dự án PPP thực hiện theo hợp đồng BT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn đang giậm chân tại chỗ, hàng loạt các hạng mục vẫn đang thi công dang dở, sắt thép hoen gỉ… và chưa hẹn ngày về đích.
Dưới đây là những hình ảnh PV ghi nhận lại các hạng mục thi công của dự án BT hàng chục nghìn tỷ này:
Nhóm PV