Theo đó, BCĐ 389 tỉnh Thái Nguyên chỉ ra như: Mạng lưới cửa hàng xăng dầu vẫn tập trung nhiều ở địa bàn thành phố, thị trấn, trên các trục giao thông chính, chưa phát triển ở các xã vùng sâu, xa. Một số cơ sở kinh doanh xăng dầu sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng không đảm bảo duy trì các điều kiện theo quy định (thủ tục hành chính, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị…). Mặc dù nhà nước đã ban hành khá đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, các yêu cầu và hướng dẫn kinh doanh mặt hàng xăng dầu như yêu cầu về mặt bằng, kho bãi, an toàn cháy nổ, vận chuyển, bán hàng,…tuy nhiên hiện nay hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu nói chung thường chỉ đảm bảo được một phần các yêu cầu tối thiểu về quy định thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như hình thức bốc xếp, bảo quản xăng dầu… Một số chủ thể kinh doanh xăng dầu chưa có ý thức chấp hành nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn chất lượng cũng như phòng cháy chữa cháy, các tiêu chuẩn chỉ được đảm bảo trên giấy tờ.
Ảnh minh họa
Thực hiện Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Ban chỉ đạo 389 quốc gia và công văn số 2680/UBND-CNN ngày 04/7/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai kế hoạch tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu. Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành thành viên, BCĐ 389 huyện thành thị xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu; chủ động phối hợp với cơ quan Báo, Đài truyền hình và các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân địa phương, các thành phần kinh doanh về các quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu;
Chỉ đạo các ngành thành viên, BCĐ 389 huyện thành thị thống kê các diện hộ kinh doanh, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, xây dựng kế hoạch kiểm tra, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm.
Đại đa số các tổ chức, cá nhân kinh doanh đều đánh giá cao về công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng và mong muốn công tác này được duy trì thường xuyên mỗi khi có các văn bản chính sách pháp luật mới của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương ban hành; Thông qua công tác tuyên truyền mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân kinh doanh với các lực lượng chức năng gần gũi và thân thiện hơn.
Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu có nhiều điểm chưa đồng bộ.
BCĐ 389 tỉnh đề nghị các Bộ, Ngành liên quan về công tác quản lý trên cùng một lĩnh vực nên có sự phối hợp và có văn bản chỉ đạo chung, tránh chồng chéo gây khó khăn khi thực hiện tại địa phương.
Trong thời gian tới, thường xuyên nắm bắt diễn biến của thị trường, nâng cao hiệu quả chất lượng công tác dự báo, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để chủ động đối phó với những diễn biến bất thường xảy ra trên thị trường; kịp thời nắm bắt các phương thức thủ đoạn hoạt động mới của các đối tượng để xây dựng phương án và đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, xăng dàu giả, kém chất lượng ;
Các ngành thành viên, BCĐ 389 huyện thành thị tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng chỉ đạo của Ban chỉ đạo 389 quốc gia;
Tổ chức tốt sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên địa bàn toàn tỉnh, giữa các ngành chức năng với chính quyền các địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát kinh doanh xăng dầu .
Theo BCĐ 389 QG