Nhận thấy việc triển khai dự án tại tỉnh Thái Nguyên môi trường đầu tư thiên thời, địa lợi, nhân hòa, thỏa mãn mục tiêu đầu tư vào Thái Nguyên sau khi Tập đoàn Samsung có những thành công tại Bắc Ninh Nhà máy Samsung Bắc Ninh (Samsung Electronics Việt Nam (SEV)) được cấp phép đầu tư năm 2008. Đây là nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động đặt tại Khu công nghiệp Yên Phong 1, Yên Phong, Bắc Ninh. Tổng vốn đầu tư: 2,5 tỷ USD, trên diện tích 110 ha.

Trong 5 năm đầu có mặt tại Việt Nam, Tập đoàn Samsung tập trung đầu tư tại Bắc Ninh và đã gặt hái được rất nhiều thành công. Xuất phát từ nhu cầu rất cao của thị trường toàn cầu, Samsung muốn mở rộng quy mô và đẩy nhanh tiến độ đầu tư tại Việt Nam. Sau khi khảo sát cẩn trọng tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, cuối cùng tập đoàn này đã chọn Thái Nguyên. Các tiêu chí để một doanh nghiệp FDI quy mô khổng lồ như Samsung lựa chọn Thái Nguyên cũng là mối nhân duyên để đầu tư dự án tại địa phương này.

Đến năm 2013, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành Trung ương chỉ đạo quyết liệt đẩy nhanh tiến độ đầu tư hoàn thành đường Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên), đây cũng là điều kiện thuận lợi để Thái Nguyên thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các cơ chế thu thu đầu tư của tỉnh cũng là một "lực hút" cho Tập đoàn Samsung tập trung đầu tư vào Thái Nguyên.

Tập đoàn Samsung tập trung đầu tư vào Thái Nguyên.

Tập đoàn Samsung tập trung đầu tư vào Thái Nguyên.

Tập đoàn Samsung đã quyết định đến Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên nghiên cứu triển khai dự án đầu tư. Liên tục các năm sau đó, Samsung thực hiện cam kết tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Đến năm 2020, nghĩa là sau 7 năm quyết định đầu tư, tổng vốn giải ngân của Samsung tại Thái Nguyên đạt trên 6,5 tỷ USD, tương đương 149 nghìn tỷ đồng.

Có thể nói, với quy mô đầu tư, ngành nghề đầu tư, phạm vi triển khai dự án, quy mô lao động, Samsung đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Thái Nguyên và có sự tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể: Samsung đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Samsung đến Thái Nguyên đã kéo theo nhiều nhà cung ứng, đặc biệt là các nhà đầu tư phụ trợ theo chuỗi giá trị đến từ Hàn Quốc. Theo thống kê cho thấy giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 có tổng 92 doanh nghiệp FDI Hàn Quốc là các vendor của Samsung đến với Thái Nguyên, tạo ra một dòng vốn FDI chưa từng có.

Samsung và các đơn vị phụ trợ đầu tư vào Thái Nguyên tạo ra mức tăng trưởng vượt bậc trong 2 năm 2014, 2015, cụ thể năm 2014 tạo ra mức trưởng  GRDP 29,6%; năm 2015 tăng 33,2%, góp phần hoàn thành vượt mức mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2015, bình quân 5 năm đạt 15,9%. Giai đoạn 2016 - 2020, Samsung cùng với các doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế trong nước, tiếp tục có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 11,1%/năm; cơ cấu kinh tế năm 2020 là: Công nghiệp và xây dựng 59%, dịch vụ  31% và nông, lâm nghiệp, thủy sản 10%; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16,3%/năm; giá trị xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 13,1%/năm; thu ngân sách nhà nước trong cân đối (không bao gồm thu tiền sử dụng đất) tăng bình quân 16,3%/năm. Riêng Samsung nộp ngân sách tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2013 đến hết tháng 5/2020 đạt 24 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32% tổng thu ngân sách toàn tỉnh; GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 90 triệu đồng, vượt chỉ tiêu 86 triệu đồng đề ra. Hằng năm tạo việc làm tăng thêm bình quân 21.500 lao động, vượt chỉ tiêu  15.000 lao động. Samsung đã góp phần tích cực vào giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và các tỉnh lân cận. Năm 2014: 38.565 người; năm 2015 là 73.078 người; năm 2016 là 71.102 lao động; năm 2017 là 79.722 người; năm 2018 là 77.052 người; năm 2019 là 70.048 người; năm 2020 là trên 65.491 người; trong đó khoảng hơn 1/3 là lao động người Thái Nguyên, với thu nhập bình quân đạt 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Về giá trị xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu từ khi Samsung đầu tư vào tỉnh đến năm 2020 đạt gần 130 tỷ USD. Góp phần đưa tỉnh Thái Nguyên vươn lên là tỉnh đứng thứ nhất trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ hai trong vùng Thủ đô Hà Nội về giá trị xuất khẩu. Ngoài ra Công ty Samsung Thái Nguyên còn tích cực chung tay với tỉnh trong công tác an sinh xã hội, như tổ chức Chương trình "Vui tết Trung thu" với tổng kinh phí hỗ trợ hàng năm 400 triệu đồng; hỗ trợ trao tặng xe lăn cho trẻ em, người khuyết tật của tỉnh với tổng số lượng là 600 xe; triển khai chương trình "Samsung đồng hành" hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn; tài trợ triển khai dự án Ngôi trường hy vọng tại TP. Thái Nguyên; triển khai dự án "Con đường ước mơ" hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn bị mắc bệnh hiểm nghèo với số tiền hỗ trợ của dự án tối đa lên đến 100 triệu đồng/lần/trẻ; hỗ trợ kinh phí, vật tư, thiết bị y tế trong phòng, chống dịch Covid-19 giá gần 2 tỷ đồng...

Có thể nói, Tập đoàn Samsung đầu tư vào tỉnh Thái Nguyên đã có tác động mạnh mẽ, tích cực đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Thái nguyên trên các phương diện: Dẫn dắt, thu hút vốn đầu tư FDI và đầu tư trong nước đến với Thái Nguyên; hình thành nên ngành công nghiệp điện tử trên địa bàn tỉnh; tác động tăng quy mô nền kinh tế Thái Nguyên, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh; tạo việc làm mới trên địa bàn và góp phần giảm nghèo hiệu quả.

Hoàng Thiệp