Cơ hội quảng bá sản phẩm

Sở Công thương và Sở Nông nghiệp và PTNT là hai đơn vị thường trực của Ban tổ chức thực hiện hội chợ, triển lãm.

Với chủ đề “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”, hội chợ đã thu hút được hơn 230 gian hàng đến từ 150 đơn vị, doanh nghiệp tiêu biểu, hiệp hội làng nghề, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và 20 tỉnh, thành phố trên cả nước tham gia quảng bá sản phẩm. Các gian hàng bao gồm cả gian hàng hội chợ thương mại và gian hàng triển lãm.

Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ triển lãm cùng lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các lãnh đạo tỉnh bạn đã làm lễ cắt băng khai mạc hội chợ.Ông Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ triển lãm cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các lãnh đạo tỉnh bạn đã làm lễ cắt băng khai mạc hội chợ. (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Nhóm sản phẩm hàng hóa tham gia hội chợ ở những vị trí thuận lợi nhất để khách tham quan được ưu tiên là các gian hàng của các huyện, thành, thị trong tỉnh; hiệp hội làng nghề; hợp tác xã; các sản phẩm nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ cao… nhằm đảm bảo góp phần thực hiện và hoàn thành Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020, tầm nhìn 2025”. Bên cạnh đó, BTC cũng  sắp xếp, bố trí gian hàng rất  khoa học, phù hợp với tổng thể mặt bằng thiết kế.

Trao Chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 saoTrao Chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Tại Hội chợ, lần đầu tiên UBND tỉnh Thái Nguyên đã trao Chứng nhận sản phẩm OCOP cho 25 sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 13 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 12 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. 

Hội chợ là cầu nối quan trọng để các doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, tìm đối tác để xây dựng vùng nguyên liệu để hợp tác lâu dài, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh của địa phương. Các tổ chức khuyến nông, tổ chức xúc tiến thương mại, đầu tư của các địa phương tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực kinh doanh…

Vai trò của Chương trình OCOP 

Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm’’ là giải pháp tích cực, quan trọng trong vấn đề xây dựng NTM, đặc biệt phát triển nhóm tiêu chí kinh tế và môi trường nhằm phát triển kinh tế tại khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên theo hướng  phát huy nội lực và gia tăng giá trị.

Từ năm 2008, Bộ NN và PTNT đã triển khai thí điểm mô hình “Mỗi làng một nghề” One commune one product – Gọi tắt là OCOP). Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. 

Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ triển lãm OCOP Phát biểu tại buổi lễ khai mạc hội chợ OCOP Thái Nguyên 2019Ông Nhữ Văn Tâm phát biểu tại buổi lễ khai mạc hội chợ OCOP Thái Nguyên 2019 (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Khai thác tiềm năng lợi thế ở địa phương, phát huy năng lực sáng tạo của người dân khu vực nông thôn trong tổ chức sản xuất và quảng bá tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hoạt động liên kết sản xuất, gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản và dịch vụ du lịch nông thôn, tăng thu nhập của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng chương trình xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến thương mại của tỉnh Thái Nguyên đã được quan tâm, mở rộng thị trường tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng sản phẩm, đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm thông qua các Hội chợ triển lãm, Hội chợ Thương mại Quốc tế, Hội chợ Đặc sản vùng miền, Hội chợ sản phẩm OCOP 2017, 2018, festival chè quốc tế tại Thái Nguyên,...

Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019

Trước đó, trong 3 ngày (20/8 – 22/8/2019) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Văn phòng điều phối chương trình MTQG – Xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên) tổ chức Hội nghị đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP năm 2019. Tại đây, có 20 doanh nghiệp và Hợp tác xã có sản phẩm tham gia đánh giá.

Hội đồng thẩm định có ông Phạm Văn Sĩ – Giám đốc Sở NN&PTNN – Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh -Trưởng ban Hội động thẩm định; Trần Nho Hưởng – Phó chánh văn phòng điều phối chương trình MTQG Xây dựng  NTM tỉnh – Phó ban Hội đồng thẩm định các sản phẩm OCOP cùng đại diện chuyên trách các sở/ban/ngành liên quan  và tổ tư vấn, gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn đến từ báo Làng Nghề Việt, Viện chè Việt Nam, Trường Đại học Thái Nguyên.

Đ/c Trần Nho Hưởng Phó ban Hội đồng thẩm định các sản phẩm OCOP giới thiệu một số sản phẩm OCOP.Ông Trần Nho Hưởng, Phó ban Hội đồng thẩm định các sản phẩm OCOP giới thiệu một số sản phẩm OCOP (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Hội nghị đánh giá các sản phẩm tham gia  62 sản phẩm  gồm chè và các sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả, ngũ cốc,dược liệu như Miến, kẹo...

Ông Trần Nho Hưởng - Phó Chánh văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh cho biết:

“Các sản phẩm tham gia dự thi tuy là năm đầu tiên, xong khá phong phú và đa dạng, có nhiều sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng lẫn bao bì mẫu mã;các sản phẩm là kết tinh, tích lũy qua nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, thông qua các chương trình đề án, dự án phát triển nông nghiệp như chương trình khuyến nông, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, chương trình phát triển theo chuỗi giá trị trong xây dựng NTM…”. 

Đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ triển lãm cùng lãnh đạo các Sở, Ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các lãnh đạo tỉnh bạn thăm các gian hàng Hội chợ chiển lãm OCOP 2019Ông Nhữ Văn Tâm, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ triển lãm cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các lãnh đạo tỉnh bạn thăm các gian hàng Hội chợ chiển lãm OCOP 2019 (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Hội đồng đánh giá căn cứ vào Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngay 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP để đánh giá tiêu chuẩn sản phẩm phân loại, xếp hạng, phân tích những mặt được, mặt hạn chế đưa ra khuyến nghị cho các doanh nghiệp, hợp tác xã…

Từ đó, đưa ra giải pháp để hỗ trợ thúc đẩy phát triển các sản phẩm chất lượng cao hơn, tạo ra các sản phẩm 3 sao, 4 sao phấn đấu có những sản phẩm đạt chất lượng 5 sao.Việc tham gia phát triển sản phẩm OCOP có tác dụng phát triển tổ chức sản xuất, bảo vệ người sản xuất, bảo vệ người tiêu dùng và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế...

Kết quả đã có 25 sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3,4 sao. Trong đó, có 13 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao, 12 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao. 

Trao Chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 saoTrao Chứng nhận sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao (Ảnh: Hoàng Thiệp)

Thái Nguyên có trên 800 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, doanh nghiệp là một trong những nhân tố chủ lực để thực hiện đề án OCOP. Năm 2018, toàn tỉnh có 7.260  tổ hợp tác. Từ đó đã tạo cho tỉnh tiềm năng lớn trong việc phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sinh thái, sản phẩm dịch vụ du lịch kết hợp với sản xuất nông nghiệp, văn hóa truyền thống và lịch sử dân tộc.

Việc triển khai chương trình OCOP là rất cần thiết - góp phần trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. 

 Hoàng Thiệp