Theo đó sẽ tập trung vào các hoạt động thuộc các lĩnh vực: Di sản văn hóa, văn hóa cơ sở, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, điện ảnh, thư viện, đào tạo, văn hóa dân tộc, văn hóa đối ngoại, công nghiệp văn hóa...
Đối tượng được Kế hoạch hướng đến triển khai gồm: Di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt, di tích cấp quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một; các thiết chế văn hóa, không gian văn hóa sáng tạo; đội tuyên truyền lưu động; các cơ sở, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hóa; doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Để đạt mục tiêu, Kế hoạch đề ra những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống; phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa tinh thần, năng lực thẩm mỹ của Nhân dân; phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng; quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Thái Nguyên ra thế giới; huy động nguồn lực và quản lý thực hiện…
Kế hoạch được triển khai nhằm tổ chức quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Quyết định số 515/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ, qua đó tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và hành động của toàn hệ thống chính trị và người dân đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Việt Anh