Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá đẩy mạnh tiến độ dự án "Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển"

Chiều 29/07, ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã chủ trì buổi làm việc với Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiến độ thực hiện “Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu ven biển” (FMCR) tại tỉnh Thanh Hóa.

Toàn cảnh buổi làm việc
Toàn cảnh buổi làm việc.

Dự án "Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu ven biển” có mục tiêu là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển tại các tỉnh được lựa chọn và hỗ trợ xây dựng, triển khai các chính sách ưu tiên quan trọng phục vụ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Dự án sử dụng vốn vay ưu đãi do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ, với  tổng vốn đầu tư 180 triệu USD, trong đó, vốn vốn vay IDA từ WB 150 triệu USD, vốn đối ứng 30 triệu USD. Thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2023, địa điểm thực hiện tại 08 tỉnh ven biển gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Tại Thanh Hóa, Dự án chính thức được triển khai từ cuối năm 2020, đầu năm 2021 trên địa bàn các huyện: Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn và thị xã Nghi Sơn, với 3 hợp phần, gồm: Trồng rừng và các giải pháp bảo vệ rừng; tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển; quản lý, giám sát và đánh giá dự án.

Theo kế hoạch, dự án sẽ trồng mới và chăm sóc 258 ha rừng phòng hộ ven biển; trồng nâng cấp 150 ha rừng ngập mặn kém chất lượng và rừng trên cạn; bảo vệ hơn 1.600 ha rừng ven biển; đóng 200 mốc giới và trồng 15.900 cây phân tán; đầu tư 17 mô hình sinh kế và 13 công trình cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất.

Trong năm 2021, Dự án đã tiến hành trồng và nâng cấp được 127,3 ha rừng ngập mặn tại các huyện: Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa. Đồng thời, rà soát, đánh giá công trình bảo vệ rừng, đóng 200 mốc ranh giới rừng phòng hộ ven biển, xây dựng các mô hình sinh kế, tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển.

Kế hoạch năm 2022, Dự án sẽ tổ chức trồng mới và phục hồi 281,4 ha rừng; tổ chức thi công đóng 200 mốc ranh giới rừng phòng hộ ven biển; tiếp tục lựa chọn và tổ chức thực hiện các gói sinh kế; thực hiện đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đối với 13 công trình...

Theo đánh giá của Ban Quản lý Dự án FMCR tỉnh Thanh Hóa, tiến độ thực hiện dự án còn chậm so với yêu cầu đề ra. Một số hoạt động trong tái cấu trúc dự án có sự thay đổi so với dự án đã được phê duyệt, nhất là một số hoạt động dự toán, thay nguồn vốn, nên khó triển khai thực hiện. Một số hợp phần trồng rừng chưa thực hiện được do không khớp tên gọi giữa các văn bản chỉ đạo.

Tại buổi làm việc, đại diện Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mong tỉnh Thanh Hóa và các địa phương, các sở ngành liên quan cùng nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ trồng rừng và thực hiện các hạng mục dự án đã được phê duyệt. Dự án sẽ kết thúc vào cuối năm 2023, nên những công việc còn lại, nhất là trồng rừng mới nên tập trung trong năm 2022 mới có thể hoàn thành.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với tỉnh Thanh Hóa trong việc thực hiện mục tiêu khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển, tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá mong Ban Quản lý các Dự án Lâm nghiệp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ban Quản lý Dự án FMCR Trung ương tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Thanh Hóa thực hiện những phần việc còn lại của dự án; đồng thời có những thông tin về tiến độ chung của các tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện.

Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt đầu tư Dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển” tại Quyết định số 1658/QĐ-BNN-HTQT ngày 04/05/2017. Đây là thành công quan trọng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng trong việc xây dựng các Chương trình, dự án ODA về lâm nghiệp.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn
Phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04 tại Khu kinh tế Nghi Sơn

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1715/QĐ-UBND về việc, phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị số 04, Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ
Đêm nay, mưa dông xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ

Từ đêm nay (4/5) đến ngày 6/5, mưa rào và dông tiếp tục xuất hiện ở miền Bắc và Trung Bộ.

Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?
Giá vé máy bay bị đẩy lên cao do phải gánh trên 20 loại phí?

Giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua, dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân đẩy giá vé máy bay tăng cao quá mức là do mức thu thuế, phí hiện nay không hề nhỏ.

Tuyên truyền biển đảo tại phường 12, thành phố Vũng Tàu
Tuyên truyền biển đảo tại phường 12, thành phố Vũng Tàu

Ngày 03/5, Hải đội 301/Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát 3 tổ chức tuyên truyền cho 300 cán bộ cốt cán, đảng viên, đoàn viên, nhân dân, ngư dân trên địa bàn Phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các đơn vị khu vực phía Nam
Khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở các đơn vị khu vực phía Nam

Sáng ngày 4/5, Đoàn công tác của Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam do Đại tá Bế Hải Triều, Phó Cục trưởng Cục Dân vận làm Trưởng đoàn, đã tiến hành khảo sát nắm tình hình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong Quân đội tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3.

Đang dự thảo mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng
Đang dự thảo mức trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Nghị định quy định về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro, việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái.