Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Hội nghị nghe báo cáo dự thảo đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới

Chiều 6/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo, thảo luận và cho ý kiến vào một số dự thảo đề án phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang phát biểu kết luận hội nghị.

Theo đó, các chương trình, đề án gồm: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; cơ chế, chính sác phát triển nông nghiệp, nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Dự thảo chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Trên cơ sở đó, chương trình đã xây dựng mục tiêu phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cho giai đoạn 2021-2025 đạt độ tăng trưởng bình quân hàng năm 3% trở lên; sản lượng lương thực có đạt hàng năm ổn định ở mức 1,5 triệu tấn; tỷ lệ che phủ rừng đạt 54%...

Dự thảo chương trình định hướng phát triển nông nghiệp theo vùng: Miền núi, đồng bằng, ven biển; định hướng phát triển theo các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Trên cơ sở xây dựng mục tiêu, định hướng phát triển, chương trình đã xây dựng 8 nhóm giải pháp phát triển.

Phát biểu kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang nhấn mạnh: Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025 có vai trò quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn tới. Do đó, việc xây dựng và thực hiện chương trình là cần thiết và cấp bách.

Tiếp đó, hội nghị đã nghe đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày Dự thảo đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025.

Dự thảo đề án xác định 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực, gồm: Gạo; rau, quả; mía đường; cây thức ăn chăn nuôi; ngô; cây gai xanh; thịt và trứng gia cầm; bò sữa và các sản phẩm từ sữa; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; tre, luồng và các sản phẩm từ tre, luồng; tôm; sản phẩm hải sản khai thác xa bờ và ngao... Trên cơ sở đó, đặt ra các mục tiêu về diện tích, sản lượng, chế biến, thị trường tiêu thụ cho từng sản phẩm cụ thể trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Để đạt được mục tiêu phát triển, dự thảo đề án xây dựng 4 nhóm giải pháp chính, như: Nhóm giải pháp đầu vào, nhóm giải pháp đầu ra, nhóm giải pháp bảo vệ môi trường và nhóm giải pháp về nguồn vốn và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Kết luận về nội dung này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang thống nhất với việc xác định 13 sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Tuy nhiên, đơn vị xây dựng, soạn thảo dự thảo đề án cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện số liệu về diện tích, sản lượng và mục tiêu phát triển của một số sản phẩm để phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương và sát với thực tế. Việc hoàn thiện Dự thảo đề án này cần bám sát vào chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Đồng thời lưu ý chiến lược, giải pháp phát triển các sản phẩm chủ lực cần gắn với vùng sản xuất tập trung, theo chuỗi giá trị; quan tâm thực hiện nhóm giải pháp cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Dự thảo đề án sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các cơ chế, chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý và phạm vi xây dựng đề án. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách của giai đoạn 2016-2020, Dự thảo đề án xây dựng 5 nhóm với 19 cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, góp ý vào Dự thảo đề án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, làm rõ 19 chính sách đã xây dựng trong dự thảo đề án. Xác định rõ chính sách nào cũ, có hiệu quả, còn có tính thời sự thì tiếp tục bổ sung đưa vào thực hiện trong giai đoạn tới.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng
Thái Nguyên: Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng

UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

 Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang vừa ký, ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND triển khai thi hành Luật Căn cước trên địa bàn tỉnh.

Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
Quý I, xuất siêu đạt 8,08 tỷ USD; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa quý I/2024 đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á
Vụ sập cầu ở Baltimore sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu than của Mỹ sang Châu Á

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), sự cố sập cầu ở Baltimore trong tuần này sẽ là lực cản đối với thị trường xuất khẩu than của Mỹ trong năm nay.

Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh
Thanh Hóa phát hiện số lượng lớn dung dịch vệ sinh giả thương hiệu Femfresh

Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa điều tra, làm rõ và bắt 3 đối tượng có hành vi 'sản xuất, buôn bán hàng giả' là dung dịch vệ sinh phụ nữ gồm: Trần Thị Phương, SN 1995 ở phường Đông Hải, TP. Thanh Hóa; Phạm Thùy Dung, SN 1994 ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và Nguyễn Thị Phượng, SN 1987 ở xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội.

Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm
Sáu yêu cầu khẩn trương tháo gỡ vướng mắc cho các công trình giao thông trọng điểm

Tại Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng đề nghị, các tỉnh, thành phố đôn đốc các nhà thầu huy động đầy đủ nhân, vật lực để thi công đồng thời kiểm soát chặt chẽ tiến độ, chất lượng và kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc đáp ứng kế hoạch đề ra.