Thanh Hóa: Phát triển du lịch gắn với Chương trình xây dựng sản phẩm OCOP
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với mục tiêu góp phần phát triển kinh tế nông thôn; nâng cao thu nhập, đời sống Nhân dân; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn... Đây cũng là những điều kiện cần thiết để khai thác và phát triển du lịch.
Du lịch mùa lúa chín tại Pù Luông huyện Bá Thước
Thời gian gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã có những tiếp cận tích cực, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ vốn là lợi thế của tỉnh. Đặc biệt, tỉnh này đã xây dựng và phê duyệt nhiều quy hoạch liên quan, như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; quy hoạch các điểm du lịch làng nghề; quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch mũi nhọn... trong nội hàm của chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
Thông qua nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện vùng, miền, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm“ tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018–2020, định hướng đến năm 2030, đã có được những kết quả bước đầu.
Trong đó, một số sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ đang được phát triển. Điển hình như bưởi Luận Văn, dưa hấu Mai An Tiêm, nước mắm Khúc Phụ, nước mắm Ba Làng, rượu Làng Quảng, rượu Chi Nê, tinh dầu quế Thường Xuân, chè lam Phủ Quảng, bánh gai Tứ Trụ, trống đồng Trà Đông, chiếu cói Nga Sơn... Đây đều là những sản phẩm có lịch sử hình thành khá lâu đời và có tiếng khắp xa gần. Đồng thời, nó gắn liền với những địa danh có nhiều tiềm năng khai thác và xây dựng thành sản phẩm du lịch làng nghề của xứ Thanh.
Đặc biệt, trong định hướng triển khai thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa cũng chú trọng gắn kết chương trình với việc xây dựng và phát triển một số sản phẩm du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng.
Điển hình là việc ban hành và triển khai các đề án khai thác, phát huy giá trị Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh...; đề án nghiên cứu phục dựng và phát huy giá trị các lễ hội và các loại hình văn hóa dân gian đặc sắc phục vụ phát triển du lịch... Đồng thời, phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch sinh thái - cộng đồng, tỉnh đã phê duyệt và triển khai các đề án phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng tại xã Trí Nang (huyện Lang Chánh); xã Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy); các bản người Thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Bá Thước)...
Từ đó, đã hình thành các điểm đến, các tuyến du lịch và tạo ra các sản phẩm du lịch cộng đồng hoàn thiện, đang thu hút khách du lịch như làng Năng Cát (huyện Lang Chánh); bản Hiêu, bản Đôn (huyện Bá Thước); bản Hang (huyện Quan Hóa); bản Ngọc (huyện Cẩm Thủy)...
Tại các khu điểm du lịch của Thanh Hóa, sản phẩm lưu niệm đang được bày bán khá đơn điệu, nghèo nàn cả về hình thức, mẫu mã và chất lượng. Ví như Sầm Sơn có sản phẩm áo phông in chữ Hè Sầm Sơn và một số đồ thủ công mỹ nghệ từ vỏ ốc, trai, nhựa, thạch cao, san hô, gỗ... Vĩnh Lộc có tranh Thành Nhà Hồ, các vật dụng (khay, đĩa,...) in ảnh Thành Nhà Hồ và sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác. Suối cá Cẩm Lương có sản phẩm điếu cày, cung tên...
Theo đó, để góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh ta dự kiến đề xuất 10 sản phẩm lưu niệm mang biểu trưng du lịch xứ Thanh.
Cụ thể gồm khối pha lê Tượng đài anh hùng Lê Lợi; thủy tinh pha lê quả cầu hòn Trống Mái; bình trà sứ in ảnh các biểu trưng du lịch; đĩa hòn Trống Mái; móc khóa in hình ảnh du lịch; cốc giữ nhiệt; tranh thêu cầu Hàm Rồng và Thành Nhà Hồ; quạt in hình ảnh biểu trưng du lịch; tranh khắc đồng Bia Vĩnh Lăng và Thành Nhà Hồ; mặt trống đồng. Các sản phẩm được đưa vào sản xuất, không chỉ tạo ra những mặt hàng lưu niệm có giá trị và chất lượng; mà qua đó còn tạo cơ hội cho các làng nghề và các cơ sở sản xuất, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tham quan làng nghề.
Không thể phủ nhận tiềm năng phát triển du lịch gắn với Chương trình OCOP của Thanh Hóa. Tuy nhiên, để có thể tạo ra được một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh như cách Nhật Bản đã làm được với làng Yufuin, thì lại cần thêm rất nhiều yếu tố.
Trong đó, cùng với việc khai thác các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương (Chương trình OCOP) làm nòng cốt; còn cần tập trung nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất du lịch; cải thiện môi trường, cảnh quan thiên nhiên và môi trường văn hóa; nâng cao ý thức, kiến thức và cách thức làm du lịch cho cộng đồng dân cư.
Hoài Thu
Tin mới
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden
Tối 29/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm cấp cao với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam
Thương hiệu PVOIL không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như tính chuyên nghiệp và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, PVOIL đã gặp phải không ít thăng trầm như: Đầu tư tài chính kém hiệu quả, tình hình kinh doanh thì trồi sụt liên tục, HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu OIL vào diện cảnh báo…
Kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp là yêu cầu bức thiết
Để phát hiện những hành vi tiêu cực, tham nhũng cần phải thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cơ chế kiểm soát quyền lực.
Khuyến cáo rủi ro khi xuất khẩu gạo sang Indonesia tăng đột biến
Theo kế hoạch, Chính phủ Indonesia quyết định sẽ nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023, trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể. Điều này mở ra cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, song, cơ quan quản lý Nhà nước cũng cảnh báo những rủi ro có thể xảy đến, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gạo cần lưu ý.
Bắc Ninh điều tra 15 vụ với 66 bị can về các tội danh liên quan đến tham nhũng, tiêu cực
Mới đây, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Bắc Ninh (Ban Chỉ đạo) tổ chức phiên họp thứ tư nhằm đánh giá kết quả công tác quý I/2023, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh dự, chủ trì.
Giá tiêu hôm nay 30/03: Dao động quanh mốc từ 63.500 – 65.500 đồng
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương sau phiên đi ngang.
Câu chuyện thương hiệu
Gam màu trong hoạt động kinh doanh của thương hiệu PVOIL-Tổng Công ty Dầu Việt Nam
Thương hiệu PV OIL và câu chuyện HNX đưa hơn 1 tỷ cổ phiếu vào diện cảnh báo
Đại diện Nhà thuốc Gia Huy tại Hà Nội phản hồi về bán “Thuốc kê đơn” không cần đơn thuốc
Thương hiệu Công ty 790 và hoạt động sản xuất kinh doanh
Lãnh đạo THILOGI làm việc với các hãng tàu ZIM và SITC Việt Nam
Hải Phòng khôi phục thành công giống cam “tiến vua” được trồng cách đây khoảng 800 năm