Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp năm 2021 theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2021. Tỉnh này đề ra mục tiêu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 407.000 ha. Trong đó, diện tích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh năm 2021 từ 2.540 ha trở lên.

Thanh Hóa phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp năm 2021 theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ caoThanh Hóa phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp năm 2021 theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (Ảnh: minh họa)

Theo đó, năm 2020, Thanh Hóa đã gieo trồng được 408.099 ha, đạt 99,5% kế hoạch kế hoạch, giảm 6.205 ha so với cùng kỳ. Trong đó, vụ đông gieo trồng được 50.294 ha, đạt 100,6% kế hoạch, tăng 1.569 ha so với cùng kỳ; vụ đông xuân gieo trồng được 200.520 ha, đạt 98,8% kế hoạch, giảm 5.767 ha so với cùng kỳ; vụ thu mùa gieo trồng được 157.285 ha, đạt 100,5% kế hoạch, giảm 2.007 ha so với cùng kỳ.

Diện tích cây lúa 231.205 ha đạt 99,23% kế hoạch, giảm 6.760 ha so với cùng kỳ; cây ngô 42.655 ha đạt 94,33% kế hoạch, giảm 3.396 ha so với cùng kỳ; cây mía 18.882 ha đạt 77,4% kế hoạch, giảm 5.525 ha so với cùng kỳ; cây sắn 14.967 ha đạt 110,86% kế hoạch, tăng 296 ha so với cùng kỳ; rau đậu các loại 51.007 ha đạt 107,8% cùng kỳ, tăng 4.957 ha so với cùng kỳ.

Năng suất lúa bình quân 59 tạ/ha đạt 101,7% kế hoạch, tăng 0,1 tạ/ha so với cùng kỳ, năng suất ngô bình quân 46 tạ/ha đạt 102,2% kế hoạch, tăng 0,25 tạ/ha so với cùng kỳ. Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 1.564.310 tấn đạt 100% kế hoạch, giảm 48.481 tấn so cùng kỳ. Trong đó, vụ đông ước đạt 71.467 tấn, vụ đông xuân ước đạt 819.854 tấn, vụ thu mùa ước đạt 672.989 tấn.

Trong năm 2021, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 407.000 ha. Trong đó, vụ đông 50.000 ha, vụ đông xuân 201.000 ha, vụ thu mùa 156.000 ha. Sản lượng lương thực đạt trên 1,5 triệu tấn; trong đó, vụ đông 73.600 tấn, vụ đông xuân 809.600 tấn, vụ thu mùa 657.600 tấn.

Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu: lúa 230.000 ha, năng suất bình quân 58 tạ/ha, sản lượng 1.334.000 tấn; ngô 46.000 ha, năng suất bình quân 45 tạ/ha, sản lượng 207.000 tấn; lạc 9.000 ha, năng suất bình quân 21 tạ/ha, sản lượng 18.900 tấn; sắn 13.500 ha, năng suất 154 ta/ha, sản lượng 207.845 tấn; mía 19.500 ha, năng suất 691 tạ/ha, sản lượng 1.348.100 tấn; cây thức ăn chăn nuôi 14.000 ha, năng suất 350 tạ/ha, sản lượng 490.021 tấn; rau màu và các cây trồng khác 75.000 ha.

Giá trị sản xuất bình quân đạt 92,5 triệu đồng/ha trở lên, tăng 3,5 triệu đồng/ha so với năm 2020 (giá hiện hành).

Diện tích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất trồng trọt nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghê cao trên địa bàn tỉnh năm 2021 từ 2.540 ha trở lên.

Diện tích các sản phẩm lợi thế của tỉnh: lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 150.000 ha, ngô thâm canh 20.000 ha, mía thâm canh 16.500 ha, rau an toàn 13.500 ha, cây ăn quả tập trung 10.000 ha, cây thức ăn chăn nuôi 14.000 ha, hoa cây cảnh tập trung 340 ha.

Riêng diện tích cây gai lấy sợi phục vụ nguyên liệu cho nhà máy sợi dệt Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, đây là đối tượng cây trồng có lợi thế, diện tích phát triển đã được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 24/4/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Do vậy năm 2021 sẽ tập trung mở rộng đạt ít nhất 600 ha, trong đó trồng mới 450 ha, lưu gốc 150 ha.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.

Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024
Hà Tĩnh lên phương án đảm bảo an ninh trật tự lễ khai trương mùa du lịch biển 2024

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự trong Lễ khai trương du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024 sẽ diễn ra tối 21/4/2024 tại Quảng trường Hồ Tùng Mậu, thuộc Khu du lịch Thiên Cầm, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã tổ chức họp bàn để các phương án sẵn sàng.