Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hóa: Triệt phá đường dây mua bán hóa đơn khống trên 1 nghìn tỷ đồng

Mới đây, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã phá Chuyên án T421, bắt giữ 8 đối tượng trong đường dây thành lập hàng chục công ty “ma” để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng thu lời bất chính. Đây là vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay, gây thất thoát tiền thuế cho nhà nước tổng số tiền lên tới hơn 200 tỷ đồng.

Nhóm đối tượng và hóa đơn chứng từ khống.
Nhóm đối tượng và hóa đơn chứng từ khống.

Ngày 31/5, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, ngày 30/5, Đội Cảnh sát điều tra Tội phạm về Kinh tế, tham nhũng và chức vụ Công an TP Thanh Hóa đã phá Chuyên án T421, bắt giữ 8 người trong đường dây thành lập hàng chục Công ty "ma" để mua bán trái phép hoá đơn thuế giá trị gia tăng, thu lời bất chính trên 200 tỷ đồng.

8 đối tượng trong đường dây này gồm: Hoàng Thị Hạnh (54 tuổi); Hoàng Thị Ánh, (50 tuổi); Trần Đình Hiếu,(31 tuổi); Phạm Thị Yến (45 tuổi) đều ở phường An Hưng, TP Thanh Hóa; Hoàng Thị Von (30 tuổi) ở phường Quảng Hưng; Lê Thị Phương (36 tuổi) ở phường Đông Hải; Dương Thị Diệu Hà (30 tuổi) ở phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa và Lê Huy Sơn (55 tuổi) ở xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa.

Khám xét nơi ở của các đối tượng, Công an TP Thanh Hóa đã thu giữ 10 thùng hóa đơn, chứng từ, 8 máy tính, 8 điện thoại di động, 17 con dấu của hơn 10 công ty “ma”, 550 triệu đồng tiền mặt cùng nhiều tang vật có liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn thuế GTGT. Đồng thời, lực lượng Công an thành phố cũng tiến hành phong tỏa 8 tài khoản của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Công an TP Thanh Hóa phát hiện một ổ nhóm gồm hàng chục đối tượng do Hoàng Thị Hạnh (54 tuổi) cầm đầu đã có hành vi lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực thuế, thành lập các công ty “ma” để mua bán hóa đơn trái phép với các công ty có nhu cầu hợp thức hóa việc kê khai thu thuế của nhà nước nhằm thu lời bất chính với số tiền lớn.

Cụ thể, Công an TP Thanh Hóa xác định các công ty này từ khi thành lập (tháng 8/2020) không có hoạt động kinh doanh thực tế, không có nhà kho, bến bãi, phương tiện sản xuất, nhân công lao động phục vụ cho việc kinh doanh. Bản thân các đối tượng vừa là Giám đốc, vừa là kế toán, thông qua các mối quan hệ xã hội để tìm khách hàng và bán hóa đơn cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh có nhu cầu mua hóa đơn để kê khai báo cáo thuế, xuất hóa đơn GTGT không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo với giá giao động từ 2-8% giá trị hàng hóa, dịch vụ ghi trong hóa đơn.

Từ tháng 8/2020 đến nay, Hạnh đã cùng đồng bọn thành lập hàng loạt công ty như: Công ty TNHH thương mại vận tải 56 có địa chỉ ở xã Đông Anh, huyện Đông Sơn; Công ty TNHH DVTM tổng hợp Phong Thủy có địa chỉ ở phường Quảng Thắng, TP Thanh Hóa; Công ty TNHH MTV Anh Khánh có địa chỉ ở phường An Hưng, TP Thanh Hóa... để phát hành và bán gần 5.000 chứng từ, hóa đơn cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với tổng lượng hàng hóa ghi trên hóa đơn là hơn 1.000 tỷ đồng và thu lời bất chính hơn 200 tỷ đồng.

Hằng tháng, hằng quý, nhóm đối tượng này vẫn làm báo cáo tài chính, báo cáo thuế, đầy đủ các giấy tờ như hợp đồng kinh tế, hợp đồng nguyên tắc, phiếu thu - chi để tránh cơ quan thuế kiểm tra nhưng thực chất là toàn giấy tờ khống. Các đối tượng không đến ngân hàng thực hiện giao dịch trực tiếp mà ủy quyền cho kế toán hoặc người khác, ký mạo danh chữ ký giám đốc...

Đây là vụ án mua bán trái phép hóa đơn lớn nhất từ trước đến nay, gây thất thoát tiền thuế cho nhà nước tổng số tiền lên tới hơn 200 tỷ đồng.

Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra, làm rõ.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định tăng trưởng tốt

Theo Cục Thống kê tỉnh Nam Định, sản xuất công nghiệp tháng 4 duy trì ổn định, tăng 6,76% so với tháng trước và tăng 12,39% so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm
Quảng Ninh thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về an toàn thực phẩm

Trong Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ 15/4 đến 15/5), các cấp, ngành trong tỉnh Quảng Ninh đã thành lập 204 đoàn, thực hiện thanh tra, kiểm tra 2.217 cơ sở về ATTP. Qua đó, phát hiện 142 cơ sở vi phạm; phạt tiền 142 cơ sở với tổng số tiền hơn 455 triệu đồng; tịch thu tiêu hủy sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng với giá trị 521,56 tỷ đồng.

Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường
Rạng Đông: Hiệu quả từ sản xuất thông minh, vì môi trường

Hơn 60 năm phát triển, Rạng Đông đã tìm ra con đường riêng của mình trong cuộc cách mạng số: Tập trung vào chuyển đổi sản xuất thông minh linh hoạt, xây dựng hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ 4.0 và thay đổi mô hình tổ chức từ “cỗ máy” truyền thống sang “cơ thể sống” linh hoạt và sáng tạo.

Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy
Chưa xác định được nguyên nhân tôm, cá chết bất thường ở sông Đáy

Theo Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Nam Định, kết quả phân tích 3 mẫu nước được lấy ở sông Đáy, đoạn chảy qua các xã, thị trấn thuộc huyện Nghĩa Hưng không phát hiện bất thường, các chỉ số kim loại nặng nằm trong giới hạn cho phép.

Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu
Quảng Ninh tạm giữ trên 2.400 sản phẩm thực phẩm nhập lậu

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 8, phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 3 (CSGT), phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh tiến hành kiểm tra xe ô tô thùng kín biển kiểm soát 14C-37239, phát hiện trên 2.400 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, là hàng nhập lậu.

Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng
Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế - CATP. Hải Phòng

Theo thông tin từ Công an TP. Hải Phòng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng vừa gửi thư cảm ơn Phòng Cảnh sát Kinh tế thuộc Công an TP. Hải Phòng.