Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh tra tỉnh Bình Phước kết luận thanh tra việc mua sắm thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19

Thanh tra tỉnh Bình Phước vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, bộ sinh phẩm xét nghiệm, vắc xin, thuốc phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Bình Phước, trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2021, UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid- 19, kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn công tác phòng, chống dịch theo quy định, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn cũng như công tác mua sắm thiết bị, vật tư y tế cho công tác phòng, chống dịch.

Thanh tra chỉ ra điều
Thanh tra tỉnh Bình Phước chỉ ra điều "không phù hợp" trong mua sắm vật tư y tế trên địa bàn. Ảnh Hoàng Giáp.

Nhìn chung, về trình tự, thủ tục được các đơn vị thực hiện đảm bảo theo quy định. Phần lớn các gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư y tế trong thời gian này đều áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn. Tuy nhiên, công tác thực hiện thủ tục mua sắm lại không hợp lý.

Cụ thể, khi xác định là cấp bách, thì chủ đầu tư cần phải lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu nhằm cung cấp kịp thời vật tư, thiết bị để phục vụ công tác phòng, chống dịch sau đó mới hoàn thiện thủ tục sau.

Trong thực tế, các chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn lại làm ngược lại là hoàn thiện thủ tục xong rồi mới ký hợp đồng với nhà thầu để họ cung cấp vật tư, thiết bị dẫn đến việc thời gian mua sắm kéo dài.

Qua thống kê, thời gian kể từ thời điểm có nhu cầu cần mua sắm đến khi hoàn thiện xong thủ tục, tiến hành ký kết hợp đồng ở cấp tỉnh là từ 20-43 ngày; ở cấp huyện là từ 05-15 ngày.

Như vậy, giữa việc xác định là cấp bách nhằm mục đích thực hiện gói thầu theo hình thức chỉ định thầu với việc tổ chức thực hiện hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Nếu là cấp bách thì phải mời ngay (chỉ trong khoảng 01-03 ngày) nhà thầu vào thực hiện gói thầu, sau đó mới hoàn thiện thủ tục thì thực tế là ngược lại.

Điều này cho thấy, việc xác định gói thầu thuộc trường hợp cấp bách là không phù hợp mà điển hình là gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona do Sở Y tế Bình Phước làm chủ đầu tư với giá trúng thầu là hơn 7,8 tỷ đồng có thời gian làm thủ tục là 41 ngày, thời gian thực hiện hợp đồng là 45 ngày (tổng thời gian từ lúc có nhu cầu đến lúc mua sắm xong là 86 ngày).

Đối với các đơn vị cấp tỉnh, trong thời gian từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2021 đã thực hiện 90 gói thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế với tổng số tiền gần 130 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 121,5 tỷ đồng, nguồn vận động, tài trợ là 8,5 tỷ đồng); tại thời điểm thanh tra 2 đơn vị (Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật - CDC) còn nợ 11 gói mua sắm chưa thanh toán với số tiền hơn 60,5 tỷ đồng.

Đối với việc mua sắm của CDC tỉnh Bình Phước, năm 2020 đã được Kiểm toán Nhà nước kiểm tra; năm 2021 thực hiện 18 gói mua sắm với số tiền gần 59,5 tỷ đồng (đã thanh toán 8 gói thầu, 8 gói chưa thanh toán).

Kinh phí thực hiện chống dịch của tỉnh Bình Phước trong 02 năm (2020-2021) là hơn 277,8 tỷ đồng, nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ nguồn dự phòng ngân sách (gồm dự phòng cấp tỉnh hơn 128,2 tỷ đồng và cấp huyện hơn 140,2 tỷ đồng), nguồn huy động hơn 9,3 tỷ đồng.

Kinh phí mua sắm được các đơn vị sử dụng hiệu quả, một số đơn vị thực hiện mua sắm thấp hơn hoặc bằng đơn giá đã được phê duyệt, không có đơn vị nào thực hiện mua sắm vượt định mức đã phê duyệt.

Thanh tra tỉnh Bình Phước đề nghị Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất hướng xử lý đối với 11 gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị và test nhanh do Bệnh viện Đa khoa tỉnh và CDC tỉnh còn nợ chưa thanh toán nhà cung cấp.

Chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh đề xuất hướng xử lý 3 gói thầu mua sắm thiết bị và sinh phẩm xét nghiệm do Bệnh viện còn nợ 19,5 tỷ đồng chưa thanh toán cho nhà cung cấp.

Chỉ đạo CDC tỉnh đề xuất hướng xử lý 8 gói thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm và test nhanh do CDC còn nợ số tiền hơn 41 tỷ đồng chưa thanh toán nhà cung cấp; rút kinh nghiệm và chấn chỉnh lại phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động và công tác phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn của đơn vị theo quy định.

Phong Vân

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.