Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thay đổi tư duy như thế nào để tạo nguồn lực thúc đẩy phát triển du lịch tại Hải Phòng?

Hải Phòng có nhiều điều kiện để phát triển ngành du lịch, là vùng đất lâu đời với nhiều truyền thống văn hóa, lịch sử, lễ hội quan trọng cũng như là nơi có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú gắn liền với biển và tài nguyên sinh thái. Du lịch Hải Phòng đang được định hướng để phát triển thành một trung tâm du lịch của vùng duyên hải Bắc Bộ.

Thay đổi tư duy về phát triển du lịch

Phát biểu tại hội thảo "Du lịch Hải Phòng-Cơ hội vàng bứt phá" tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Flamingo, thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, để du lịch Hải Phòng có thể bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có, đầu tiên cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và quyết tâm của cả hệ thống chính trị để đưa ra những quyết sách quan trọng, táo bạo, tạo được môi trường đầu tư du lịch đặc biệt hấp dẫn, huy động hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.

TS. Nguyễn Anh Tuấn nhắc tới việc xây dựng cơ chế ưu đãi đặc thù, phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của Hải Phòng để thu hút mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt thu hút đầu tư cho các dự án du lịch có quy mô lớn, đẳng cấp, chất lượng cao để tạo nền tảng xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Hải Phòng.

Tập trung nguồn lực đầu tư, trong đó ưu tiên ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch; xúc tiến quảng bá, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để du lịch Hải Phòng có thể bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Nguồn: www.haiphong.gov.vn
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để du lịch Hải Phòng có thể bứt phá, phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có cần có sự đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy và quyết tâm của cả hệ thống chính trị. Nguồn: www.haiphong.gov.vn.

Lãnh đạo thành phố cần chỉ đạo ngành du lịch thành phố đẩy mạnh liên kết với ngành du lịch các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước và quốc tế để phát triển du lịch. Chỉ đạo xây dựng Chiến lược (đề án) phát triển du lịch Thành phố đến năm 2030 với danh mục các khu, điểm du lịch trọng điểm và các dự án đầu tư ưu tiên.

Thứ hai là hoàn thiện cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch thực chất, hiệu quả. Theo đó, ban hành các cơ chế hỗ trợ phát triển du lịch Hải Phòng, trong đó tập trung vào các nhóm ưu tiên. Tạo môi trường đầu tư ổn định, thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất và phát triển sản phẩm.

Ưu tiên, bố trí nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng du lịch tại các địa bàn có tiềm năng; đầu tư hạ tầng giao thông kết nối các khu, điểm du lịch; đầu tư cảng thủy nội địa chuyên phục vụ khách du lịch. Ưu tiên đầu tư­­ phát triển kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch trọng điểm; đầu tư bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trường; đầu tư cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đẩy mạnh đầu tư bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phục vụ phát triển du lịch.

Chú trọng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, đặc biệt là hệ thống khu nghỉ dưỡng 4-5 sao tại Cát Bà và Đồ Sơn. Đẩy mạnh triển khai hệ thống thông tin trong quản lý và phát triển du lịch bao gồm: phát triển hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên du lịch, dịch vụ lưu trú, lữ hành; các ứng dụng tiện ích…

Những tiềm năng để phát triển nền du lịch Hải Phòng

Hải Phòng có vị trí khá thuận lợi khi nằm ở cửa ngõ phía đông bắc trên lưu vực đồng bằng sông Hồng. Du lịch Hải Phòng từ lâu đã trở thành một điểm đến đặc biệt với du khách nhờ hình ảnh của những khu phố cũ kĩ nằm soi mình bên dòng sông Cấm hay những những con đường rợp bóng hàng cây phượng vĩ rực đỏ một biểu tượng đặc trưng của thành phố Hải Phòng.

Không có những vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn như Hà Nội hay sôi động, náo nhiệt như thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng có những sắc thái riêng không thể lẫn với bất kỳ thành phố nào khác trên cả nước.

Nếu du khách đang có mong muốn tìm hiểu về cuộc sống đặc trưng của con người miền Bắc thì hãy đến với Hải Phòng để tân mắt chiêm ngưỡng thêm về nền văn minh lúa nước đặc trưng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng hay tìm hiểu những ảnh hưởng của sự đồng hoá nét Châu Âu trong phong cách kiến trúc của thành phố Hải Phòng.

Ngoài ra, khi đến với du lịch Hải Phòng du khách còn có cơ hội đến với thiên đường của du lịch sinh thái biển, để hòa mình với thiên nhiên, đồng điệu cùng với nhịp thở của núi rừng ở khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà và di sản thiên nhiên thế giới vịnh Lan Hạ.

Quần thể khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng
Quần thể khu du lịch Cát Bà - Hải Phòng.

Nhắc đến việc phát triển du lịch trong nước trong những năm gần đây không thể bỏ qua sự đóng góp của hệ thống các điểm du lịch ở Hải Phòng. Tiêu biểu trong đó phải kể đến bán đảo Đồ Sơn và quần đảo Cát Bà, các khu di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của thành phố Hải Phòng trong lòng người dân địa phương và du khách như Tràng Kênh, núi Voi,...

Ngoài ra, với hàng trăm Đình, Đền, Chùa, Miếu cùng với những lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc văn hoá thì có thể nói Hải Phòng là một vùng đất có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời và là thành phố có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch một cách toàn diện và bền vững.

Hải Phòng là một vùng đất hội tụ đầy đủ mọi điều kiện, các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói riêng, kinh tế xã hội nói chung và là cơ hội để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Hải Phòng. Trong đó, hiện nay các công ty du lịch đang mở rộng, đẩy mạnh đầu tư các tuyến du lịch Hà Nội - Đồ Sơn – Cát Bà - Hạ Long trở thành một trong những hành lang trọng điểm để phát triển du lịch Hải Phòng- Hà Nội.

Phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp, Hải Phòng cần tập trung phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm khác biệt, đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh cao; đẩy mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có khả năng thu hút khách du lịch đến Hải Phòng bao gồm: Du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng biển cao cấp tại quần đảo Cát Bà; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, thể thao (golf), dịch vụ casino tại bán đảo Đồ Sơn;

Đẩy mạnh loại hình du lịch MICE, mua sắm tại khu vực trung tâm thành phố Hải Phòng; du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch cộng đồng và du lịch nông nghiệp tại khu vực ngoại thành… Bởi đây là những sản phẩm cần ưu tiên phát triển và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo thành các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp, có khả năng dẫn dắt, phát triển các sản phẩm du lịch khác.

TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp, Hải Phòng cần tập trung phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm khác biệt, đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh cao.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch cho rằng, để đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch khác biệt, đẳng cấp, Hải Phòng cần tập trung phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm khác biệt, đẳng cấp, có khả năng cạnh tranh cao..

Xây dựng và khẳng định thương hiệu du lịch Hải Phòng trên cơ sở phát triển các sản phẩm ưu tiên nêu trên với một số định hướng cụ thể sau: Phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, cơ sở vật chất hiện đại, sản phẩm du lịch khác biệt… Đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch thể thao (golf, đua xe đạp, chạy marathon…).

Mở rộng phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Kiến Thụy, du lịch cộng đồng tại huyện Cát Hải.

Hệ thống giao thông được TP Hải Phòng quan tâm và phát triển.Nguồn: www.haiphong.gov.vn.
Hệ thống giao thông được TP. Hải Phòng quan tâm và phát triển.Nguồn: www.haiphong.gov.vn.

Với những đặc trưng của đất đai, thổ nhưỡng, vị trí địa lý đã tạo cho Hải Phòng có những điều kiện để phát triển du lịch cả về đường bộ, đường biển, đường hàng không đều hết sức thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của hệ thống các tuyến, điểm du lịch quốc gia trọng điểm của Việt Nam.  

Về đường biển, Hải Phòng là địa phương có ưu thế hơn hẳn các địa phương khác trong vùng Bắc Bộ để phát triển tuyến du lịch đường biển.

Về đường hàng không, Hải Phòng có sân bay Cát Bi là sân bay thứ hai của vùng Bắc Bộ, nối Hải Phòng với các thị trường khách du lịch trong cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… đồng thời là cửa khẩu quốc tế nối liền du lịch Hải Phòng với Trung Quốc, Thái Lan bằng đường hàng không  đáp ứng được việc vận chuyển hành khách bằng các máy bay lớn.

Về đường sắt, Hải Phòng được đầu tư, phát triển các tuyến đường sắt nối liền Hải Phòng đến Hà Nội  và tiếp nối với tuyến đường sắt đi Lào Cai - Trung Quốc, đi Lạng Sơn – Trung Quốc và nối với tuyến đường sắt xuyên Việt Bắc - Nam.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Để du lịch có thể vươn cánh, Hải Phòng cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, có cơ chế đãi ngộ phù hợp trong việc thu hút nhân lực du lịch có chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ cao làm việc tại Hải Phòng.

Song song đó là nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý nhà nước về du lịch. Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý ngành du lịch ở địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp, các ngành, hệ thống chính trị, các đơn vị kinh doanh du lịch về vị trí, vai trò du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nâng cao hiệu quả sự hợp tác, phối hợp giữa các cấp, các ngành, doanh nghiệp để thúc đẩy phát triển du lịch. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng.

Cuối cùng, mặc dù đẩy mạnh phát triển nhưng ngành du lịch Hải Phòng vẫn phải luôn đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hoàng Thăng - Lê Pháp

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt
Lạng Sơn: Phân công, điều động, bổ nhiệm một số cán bộ chủ chốt

Chiều 26/4, Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết
Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế trong quý I/2024 đạt 133 tỷ, cao nhất từ khi niêm yết

Quý I/2024, Tập đoàn An Phát Holdings ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 133 tỷ đồng. Đây cũng là quý có lợi nhuận sau thuế cao nhất kể từ khi niêm yết vào năm 2020.

Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên
Bắc Giang: Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 (1954 - 2024), ngày 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong (TNXP), dân công hỏa tuyến (DCHT) trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.

ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024
ABBANK (ABB) đạt 178 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2024

Kết thúc quý I/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK - mã chứng khoán ABB) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%; Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp
Xây dựng con người Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp

Ngày 26/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.