Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thi đua phải mang tính thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, phù hợp tới tình hình thực tế, đảm bảo triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức.

Sáng 25/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp lần thứ 7, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng.

Thủ tướng yêu cầu bám sát chủ đề điều hành "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" của Chính phủ; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung... Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu bám sát chủ đề điều hành "Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững" của Chính phủ; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung... Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Cùng dự có các đồng chí: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng; Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương.

Phong trào đúng, trúng thì sẽ khích lệ được tinh thần thi đua yêu nước

Đánh giá về kết quả công tác thi đua, khen thưởng đã đạt được năm 2023, các báo cáo, ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, Hội đồng, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã phát huy vai trò, triển khai tích cực, hiệu quả các hoạt động và hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra; đôn đốc các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các địa phương phát động, tổ chức triển khai các phong trào thi đua để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ngay từ đầu năm; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.

Tham mưu, đề xuất triển khai tích cực, hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, như triển khai Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành (trong đó có 10 nghị định, 22 thông tư…). Tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc với nhiều hoạt động sôi nổi, thiết thực và có tính lan tỏa cao, tạo được hiệu ứng tích cực cho xã hội.

Công tác thi đua khen thưởng được các bộ, ban, ngành, địa phương quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả. Phong trào "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030" được tích cực triển khai.

Phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" được hưởng ứng, triển khai đồng bộ, hiệu quả (100% bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai). Đây là một điểm sáng trong triển khai xây dựng hệ thống hạ tầng chiến lược.

Cả nước đã khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng quan trọng; năm 2023 đưa vào sử dụng 475 km đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài đường cao tốc đến nay là khoảng 1.900 km, là tiền đề để thực hiện thành công mục tiêu 3.000 km cao tốc vào năm 2025..

Các bộ, ban, ngành, địa phương đã tổ chức phát động và triển khai các phong trào thi đua một cách phong phú, sôi nổi, thiết thực, rộng khắp hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ khó, trọng tâm, cấp bách, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 (điển hình như các phong trào: "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", "Vì người nghèo-Không để ai bị bỏ lại phía sau", "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở"...).

Nhiều phong trào thi đua được phát động, triển khai có hiệu quả, có tính lan tỏa cao, như: phong trào "Thi đua quyết thắng", "Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, quyết thắng" của Bộ Quốc phòng; "Vì an ninh Tổ quốc", "Xây dựng phong cách người công an nhân dân bản lĩnh, nhân văn, vì nhân dân phục vụ" của Bộ Công an; "Kỷ cương, trách nhiệm, đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao" của Bộ Tư pháp; "Đoàn kết, kỷ cương, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo, hiệu quả" của Bộ Nội vụ; "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế" của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; "Lao động giỏi, lao động sáng tạo" của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; "Thực hiện chính quyền số, chuyển đổi số", của TP. HCM; thi đua "Sáng kiến, sáng tạo", "Người tốt, việc tốt" "Cải cách hành chính" của Thủ đô Hà Nội…

Các đại biểu tham dự phiên họp có nhiều ý kiến để hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2024 và các năm tiếp theo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu tham dự phiên họp có nhiều ý kiến để hoàn thiện công tác thi đua, khen thưởng trong năm 2024 và các năm tiếp theo. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Công tác tôn vinh điển hình tiên tiến và khen thưởng được thực hiện kịp thời. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã có trên 1.900 quyết định khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc...

Theo đồng chí Đỗ Văn Chiến, một ví dụ điển hình là tuyến cao tốc Tuyên Quang-Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài-Lào Cai được hoàn thành trong khoảng 03 tháng với phong trào thi đua 78 ngày đêm "vượt thắng nắng mưa", dù dự án này cũng khó khăn về mỏ đất cát, về tình hình thời tiết khó khăn…; đồng thời an ninh trật tự vẫn được bảo đảm, không hề có khiếu nại, tố cáo đông người.

Nói thêm về tuyến đường này, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ông lên khảo sát hiện trường dự án vào tháng 03/2023. Khi đó, Tuyên Quang đề nghị bổ sung thêm vốn, Thủ tướng đồng ý ngay, nhưng với điều kiện điều chỉnh thiết kế, nâng từ 02 lên 04 làn xe ngay trong năm 2023, sớm 02 năm so với chủ trương trước đó và Tuyên Quang cam kết đúng tiến độ.

Kết quả, cuối năm 2023, dự án Tuyên Quang-Phú Thọ, cùng 03 dự án khác đã được khánh thành. Trong đó có dự cầu Mỹ Thuận 2 do Việt Nam tự làm, dài hơn, to hơn, rộng hơn, đẹp hơn và rẻ hơn cầu Mỹ Thuận 1. Dự án mở rộng sân bay Điện Biên cũng hoàn thành cùng lúc, Thủ tướng cho biết, đây là "trăn trở từ năm 2017 khi lên thăm Điện Biên".

Một ví dụ khác được đồng chí Đỗ Văn Chiến nhắc tới là việc triển khai đề án xóa 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay, sau gần 9 tháng đã hoàn thành 100% mục tiêu dù điều kiện của tỉnh khó khăn, địa hình xa, dốc, vận chuyển vật liệu khó khăn.

"Nếu chúng ta phát động phong trào đúng, trúng thì sẽ khích lệ được tinh thần thi đua yêu nước của các tầng lớp nhân dân và sẽ đạt kết quả", đồng chí Đỗ Văn Chiến nói.

Tiếp lời, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, mục tiêu xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp và đến cuối năm 2025, cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát ở 74 huyện nghèo hoàn toàn có thể đạt được.

Ông cho biết, riêng trong năm nay có thể hoàn thành khoảng 130.000 căn hộ nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập thấp; khảo sát thực tế cho thấy riêng Hải Phòng có thể hoàn thành 16.000 căn hộ. Cũng trong năm nay, có thể xóa 35.000 nhà tạm, nhà dột nát ở các huyện nghèo.

Thi đua thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức

Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản đồng tình với các báo cáo, ý kiến tại Hội nghị; biểu dương và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm và đóng góp tích cực của các đồng chí thành viên Hội đồng; các bộ, ban, ngành, địa phương, tổ chức đoàn thể đã hưởng ứng, phát động, triển khai hiệu quả các phong trào thi đua; đánh giá cao những kết quả mà phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua khen thưởng đã đạt được thời gian qua, đóng góp quan trọng vào triển khai thành công các nhiệm vụ chính trị của đất nước trong năm 2023.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác thi đua, khen thưởng còn một số hạn chế, như còn cần ban hành thêm một số văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022; việc chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ của một số cụm thi đua, khối thi đua còn chậm, chưa bảo đảm thời gian quy định; các phong trào thi đua, đề xuất khen thưởng ở một số nơi chưa được chú trọng; công tác phát hiện, khen thưởng, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa đồng bộ.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế có cả chủ quan và khách quan, trong đó chủ quan là chủ yếu. Trong đó, nhận thức và hành động của một số cấp ủy đảng, chính quyền về vai trò, động lực của phong trào thi đua và công tác khen thưởng chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Lưu ý một số bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nêu rõ, cần nâng cao hơn nữa nhận thức và cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Càng khó khăn thì càng phải thi đua" để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024.

Phong trào thi đua phải bám sát nhiệm vụ chính trị, phù hợp tới tình hình thực tế, đảm bảo triển khai có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức.

"Mọi phong trào thi đua phải vì nhân dân, xuất phát từ nhân dân, hướng tới người dân, gắn với lợi ích của nhân dân; với tinh thần dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng thì phong trào mới sống động, thiết thực và nhân dân mới hưởng ứng tích cực, từ đó huy động được sức mạnh từ nhân dân, huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức… Đồng thời, các phong trào mang tính toàn dân, toàn diện phải gắn với nhiệm vụ chính trị và trách nhiệm người đứng đầu", Thủ tướng phát biểu.

Quan tâm tới bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng; kiện toàn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng.

Khen thưởng phải đúng, trúng, kịp thời, đúng đối tượng, hướng tới người dân, cơ sở; khen thưởng phải gắn với lợi ích chung, đồng thời phải hài hòa với lợi ích riêng để tạo sức sống, nuôi dưỡng các phong trào thi đua.

Quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá; đôn đốc thực hiện các phong trào thi đua, kịp thời khen thưởng, tránh việc phát động phong trào hình thức, để xảy ra sai sót.

PV (t/h)

 
 
Bài liên quan

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.