Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thị trường ngành xuất khẩu thời trang Việt Nam có tín hiệu tích cực

Mặc dù xuất khẩu hàng xơ sợi, dệt may, da giày lũy kế 10 tháng giảm so với cùng kỳ năm 2022 nhưng số liệu xuất khẩu tháng 10 đã có sự tăng trưởng so với tháng 09/2023. Đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đó là những tín hiệu tích cực để doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam có thể kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong thời gian tới.

Nhng tín hiu tích cc

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan 10 tháng năm 2023, xuất khẩu xơ, sợi dệt đạt gần 1,5 triệu tấn, trị giá gần 3,65 tỷ USD, tăng 12% về lượng, nhưng giảm 10,8% về giá trị. Vải mành, vải kỹ thuật là 550 triệu USD, giảm 25,4%. Hàng dệt, may là gần 27,7 tỷ USD, giảm 12,9%. Giày dép các loại 16,4 tỷ USD, giảm 18,3%. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 3,06 tỷ USD, giảm 10%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 1,6 tỷ USD, giảm 14,4%.

Mặc dù tình hình xuất khẩu hàng xơ sợi, dệt may, da giày lũy kế 10 tháng giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số liệu xuất khẩu tháng 10 đã có sự tăng trưởng so với tháng 9 năm 2023.

Cụ thể hơn, xuất khẩu xơ, sợi dệt đạt gần 163 triệu tấn, giá trị gần 389 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 4% về giá trị so với tháng 9. Vải mành, vải kỹ thuật đạt gần 54 triệu USD, tăng 5,8%. Giày dép các loại 1,7 tỷ USD, tăng 30,3%. Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 309 triệu USD, tăng 28,3%. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 165 triệu USD, tăng 6,6%. Riêng mặt hàng dệt, may dù vẫn giảm, nhưng chỉ giảm 0,1% và đạt 2,57 tỷ USD.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, đó là những tín hiệu tích cực để doanh nghiệp xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam có thể kỳ vọng vào một viễn cảnh tốt hơn trong thời gian tới.

aaaaaaa
Ngành xuất khẩu thời trang Việt Nam có tín hiệu tích cực.

Bà Dương Thùy Linh, Phó Tổng thư ký phụ trách đối ngoại Hiệp hội Bông sợi Việt Nam (VCOSA) lý giải, đây không chỉ là khó khăn riêng của ngành xơ sợi, dệt may, da giày Việt Nam mà còn là khó khăn chung của các ngành xuất khẩu toàn cầu, do tổng cầu thế giới giảm. Căng thẳng địa chính trị tại Châu Âu từ cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến nền kinh tế toàn cầu suy thoái. Lạm phát kéo dài tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như: Mỹ và EU. Các nước thắt chặt chính sách tiền tệ. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm cả hàng dệt may, da giày.

Báo cáo của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho thấy, có đến 59,2% doanh nghiệp gặp khó khăn trong quản lý đơn hàng. 51,1% doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn. 45,3% khó khăn trong thực hiện các thủ tục hành chính và tuân thủ các quy định của pháp luật. 31,1% có nguy cơ hình sự hóa các giao dịch kinh tế.

Tuy nhiên, từ tháng Bảy cho đến nay, thị trường đã có dấu hiệu phục hồi dần sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian áp dụng chính sách Zero COVID. Các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam quý III đều ghi nhận mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dương, như: Mỹ tăng 2%, EU 0,6%, Trung Quốc 5%, Hàn Quốc 1,4%. Chỉ số giá sợi đầu vào của các nhà sản xuất sợi tại Trung Quốc tăng nhẹ cho thấy, nhu cầu của mặt hàng này đang tốt hơn so với hồi đầu năm. Lượng hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Nike, H&M,… đã giảm đáng kể. Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp kéo sợi đã có thể hoạt động 100% công suất. Vì vậy, theo bà Linh, có thể coi đây là những tín hiệu kỳ vọng hồi phục tăng trưởng thời gian tới.

Còn chuyên gia kinh tế Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền cho rằng, năng lực của ngành dệt may Việt Nam là rất lớn. 98% phục vụ cho xuất khẩu. Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn. Do đó, khi thị trường bên ngoài khó khăn, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó là dễ hiểu. “Mặc dù 3 quý đầu năm vẫn ghi nhận con số xuất khẩu giảm, nhưng số giảm của quý sau đã thấp hơn quý trước. Cụ thể, quý II giảm 13% so với quý I, nhưng quý III chỉ giảm 6,4% so với quý II. Đó là những tín hiệu cho thấy, từ quý III đã có sự khởi sắc hơn”, chuyên gia Thanh Điền nói.

K vng phc hi

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, ngành dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức. Bà Dương Thùy Linh, VCOSA cho rằng: Do đơn hàng ở các thị trường xuất khẩu chính như: Châu Âu, Mỹ vẫn giảm sút và nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có đủ đơn hàng cho quý IV. Tình trạng cầu thấp này có thể kéo dài sang năm 2024. Vì thế, dự kiến xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm nay nhiều khả năng chỉ ở mức trên dưới 40 tỷ USD, giảm 10% so với năm ngoái.

Tuy nhiên, VCOSA vẫn có cùng quan điểm với một số chuyên gia kinh tế cho rằng, “thời điểm xấu nhất của ngành dệt may hiện tại đã đi qua”. Với những nỗ lực cao của Chính phủ, doanh nghiệp, cũng như nhu cầu thị trường gia tăng vào các dịp lễ lớn cuối năm kỳ vọng ngành xuất khẩu tỷ USD sẽ hồi phục trong thời gian tới.

Theo VCOSA, về kinh tế vĩ mô, chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) cho cả năm 2023 ước tính tăng từ 3,2 – 3,6% sẽ giúp ổn định tỷ lệ lạm phát, duy trì thu nhập của người dân, tránh thắt chặt chi tiêu. Lãi suất cho vay đang tiếp tục giảm giúp doanh nghiệp đỡ gặp khó khăn hơn trong quá trình vay vốn. Tỷ giá USD và VNĐ được dự báo tăng từ 2-3%, trong khi các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong 02 năm gần đây lại giảm giá trị đồng nội tệ, sẽ hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu.

Tăng trưởng GDP dự kiến sẽ ở mức 5% cũng là một sự cố gắng lớn của Chính phủ, giúp các doanh nghiệp có môi trường ổn định duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn.

Ngoài ra, ngành dệt may Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh về chi phí nhân công, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân. Việt Nam cũng đã và đang ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với hàng loạt các thị trường lớn. Các doanh nghiệp FDI cũng đang tăng cường sản xuất vải từ nguồn cung sợi trong nước, nên Việt Nam vẫn luôn được các doanh nghiệp FDI lựa chọn là điểm đến đầu tư lý tưởng.

Theo Tiến sỹ Huỳnh Thanh Điền, hàng năm, các tổ chức kinh tế lớn như Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) thường có 2 đợt dự báo vào tháng Tư và tháng Chín. Đáng mừng là, đợt dự báo tháng 9 vừa qua, các tổ chức này đều dự báo tăng trưởng kinh tế tốt hơn dự báo hồi tháng tư. Theo đó, GDP 2023 của các thị trường xuất khẩu lớn sẽ là GDP dương. Đó là cơ sở cho sự kỳ vọng về sự phục hồi dần nhu cầu của các thị trường này. Các doanh nghiệp cần yên tâm và tin tưởng rằng, quy luật của tăng trưởng kinh tế là sau giai đoạn suy thoái sẽ đến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng. Thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua đã chứng minh rõ điều đó.

Minh An(T/h)

Bài liên quan

Tin mới

PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam
PVcomBank lần thứ 5 liên tiếp được vinh danh doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) một lần nữa chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của mình khi tiếp tục ghi danh trong Bảng xếp hạng FAST500 - nơi tôn vinh 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng
Công an Tây Ninh triệt xóa tụ điểm đá gà qua mạng

Thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, đơn vị này đang tạm giữ hình sự 11 đối tượng để điều tra, làm rõ hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc; có 6 người khác tại ngoại để tiếp tục phục vụ công tác điều tra.

Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn
Agribank tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà cho hộ nghèo tỉnh Lạng Sơn

Agribank đã tài trợ 10 tỷ đồng xây dựng 200 căn nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?
Khi thị trường nhiều biến động, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Lãi suất tiết kiệm thấp; vàng biến động ở mức rủi ro cao; chứng khoán không ổn định; bất động sản bị thổi giá...Bức tranh của thị trường hiện tại là như vậy, nhà đầu tư chọn kênh nào?

Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ
Đóng điện thành công dự án TBA 110kV Sông Lô và nhánh rẽ

Công ty Điện lực Vĩnh Phúc vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nghiệm thu đóng điện thành công dự án Trạm biến áp 110kV Sông Lô và nhánh rẽ.

Phê duyệt chủ trương mở rộng 65km cao tốc La Sơn - Hòa Liên lên 4 làn xe
Phê duyệt chủ trương mở rộng 65km cao tốc La Sơn - Hòa Liên lên 4 làn xe

Sau khi đầu tư mở rộng lên 4 làn xe, cao tốc La Sơn - Hòa Liên sẽ cùng với các cao tốc Cam Lộ - La Sơn, Đà Nẵng - Quảng Ngãi… nâng cao năng lực khai thác hiệu quả.