Theo Thông tư số 12, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ trung cấp là 35 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, 50 tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và có thời gian học tập từ 1 đến 2 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.

Thông tư 12/20017 của Bộ LĐ-TB&XH: quy định kiến thức tối thiểu sau khi tốt nghiệp - Hình 1

 

Thông tư 12/20017của Bộ LĐ-TB&XH quy định kiến thức tối thiểu và năng lực sau khi tốt nghiệp

Tỷ lệ kiến thức và thực hành phải đảm bảo tỷ lệ, lý thuyết chiếm từ 25% - 45%; thực hành từ 55% - 75%.

Với người tốt nghiệp cao đẳng, khối lượng kiến thức tối thiểu đối với trình độ cao đẳng là 60 tín chỉ và có thời gian học tập từ 2 đến 3 năm học tuỳ theo từng ngành, nghề đào tạo.

Khối lượng kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm từ 30% - 50%; thực hành từ 50% - 70%.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định, người học trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm. Trong đó, phải có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

Người tốt nghiệp cao đẳng ngoài khả năng giải quyết được các công việc có tính phức tạp của ngành, nghề đào tạo, phải có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc. Trong đó, có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam. 

PV