Sáng nay, ngày 11/08, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2022 với chủ đề  “Chủ động thích ứng, phục hồi nhanh và phát triển bền vững”.

Trên cơ sở nhận diện thời cơ, thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe các chia sẻ, đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách; đồng thời, hiến kế bổ sung các giải pháp trên tinh thần "lợi ích thì hài hoà, rủi ro thì chia sẻ"; góp phần phát triển kinh tế-xã hội nói chung, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, phát triển doanh nghiệp đúng hướng, lành mạnh, bền vững.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu Trụ sở Chính phủ với UBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương..

Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ còn có các Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; các Bộ trưởng, Thủ tưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các Ban của Đảng, Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo các Hiệp hội, doanh nghiệp. Dự tại đầu cầu các tỉnh, thành phố có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn.

Thể chế, chính sách từng bước được hoàn thiện, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, tuy nhiên, trên thực tế doanh nghiệp, doanh nhân vẫn gặp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động và nền kinh tế nước ta chưa phát triển nhanh và bền vững, trong đó có nguyên nhân quan trọng là thể chế, cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ đang là lực cản cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của nước ta, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

Điều này đặt ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới là phải hết sức quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa các bài học kinh nghiệm, khắc phục các hạn chế, khó khăn, triển khai nhanh, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp với tinh thần trách nhiệm cao nhất để hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục hồi và phát triển bền vững.

Chính vì vậy, vấn đề phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Hằng năm, Chính phủ đều tổ chức hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp để lắng nghe ý kiến, kiến nghị, giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm chia sẻ những khó khăn, kịp thời động viên, khích lệ tinh thần vươn lên vượt khó của cộng đồng doanh nghiệp.

Hội nghị này nhằm đánh giá thực chất, khách quan các tác động của tình hình kinh tế thế giới đến Việt Nam, thực trạng, khó khăn, thách thức cộng đồng doanh nghiệp đang đối mặt, kết quả đạt được và chưa đạt được trong triển khai chính sách, giải pháp của Chính phủ thời gian qua.

Trên cơ sở nhận diện thời cơ, thách thức, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mong muốn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của cộng đồng doanh nghiệp, các hiệp hội để cùng tháo gỡ khó khăn, khắc phục những điểm nghẽn trong triển khai chính sách; đồng thời, hiến kế bổ sung các giải pháp đủ mạnh, trúng, đúng, đột phá, hiệu quả, trên tinh thần “lợi ích thì hài hoà, rủi ro thì chia sẻ”; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam: Với vai trò là mạch máu lưu thông hàng hoá trong nội địa cũng như quốc tế, kết nối thương mại qua biên giới, Hiệp hội xin đề xuất tập trung vào 2 vấn đề.

Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Lê Quang Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Thứ nhất, đẩy mạnh vận tải, phát triển chuỗi cung cứng vận tải, các thương hiệu vận tải.

Thứ hai, tăng tính kết nối dựa trên các nền tảng trung tâm logistics lớn, kết nối các hệ sinh thái của Việt Nam, đặc biệt hệ thống cảng biển quốc gia .

Đối với ngành hàng hải, hiện nay chúng ta đang đẩy mạnh cảng bên cạnh các khu kinh tế lớn. Để tận dụng tối đa sức mạnh và hệ sinh thái, việc hỗ trợ phát triển đội tàu, cảng mang thương hiệu Việt Nam là hết sức cần thiết.

Vừa qua, trong đợt khủng hoảng giá cước (tăng gấp 5-7 lần), lợi nhuận "rơi vào túi" các hãng lớn của nước ngoài. Rõ ràng, Việt Nam chưa được hưởng lợi nhiều trong vấn đề này nên việc đẩy mạnh đội tàu, trong đó có container, là rất quan trọng. Hiện nay, ngoài cơ chế hỗ trợ đã được Chính phủ, bộ ngành quan tâm thì việc phát triển đội tàu cần hoàn thiện chính sách về mua sắm, đấu thầu.

Ngoài ra, vận tải phải liên kết được hàng hoá, bên cạnh sự nỗ lực của doanh nghiệp logistics, vận tải, hàng hải thì cơ chế cần phù hợp với các yếu tố quốc tế, đồng thời hài hoà với điều kiện trong nước. Đơn cử việc xuất nhập hàng hoá như than, quặng, xi măng. Về hàng hóa chuyên chở, cần dành quyền vận tải ít nhất 20-30% sản lượng (than/quặng/xi măng) cho đội tàu Việt Nam.

Bên cạnh đó, về phát triển một số hoạt động liên quan đến vận tải đường bộ, Chính phủ đã nỗ lực hỗ trợ hết sức, ví dụ như bình ổn giá xăng dầu. Doanh nghiệp logistics đánh giá rất cao nỗ lực và kết quả đạt được trong điều hành của Chính phủ vừa qua. Theo tôi, cần tiếp tục duy trì và đảm bảo giá xăng dầu ổn định như hiện nay, ít nhất cho tới quý II/2023.

Về vận tải đường biển, thương mại biên giới với Lào và Campuchia cũng rất quan trọng. Hiện nay các hãng vận tải khi sang Lào cần phải được chỉ định bởi một đại lý bên Lào. Vấn đề này sẽ làm tăng thêm chi phí. Hiệp hội cũng đề xuất Chính phủ, bộ ngành lưu tâm, tháo gỡ khó khăn này.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam báo cáo một số nét về tình hình sản xuất-kinh doanh 7 tháng, nhận diện một số khó khăn, thách thức cũng như các kiến nghị.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam chia sẻ tại Hội nghị. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Tình hình sản xuất-kinh doanh 07 tháng của ngành dệt may Việt Nam khá thuận lợi, đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động đã dần ổn định. Toàn ngành dệt may Việt Nam đạt nhiều khả quan: tổng kim ngạch xuất khẩu 07 tháng đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021; Kim ngạch nhập khẩu đạt 15,48 tỷ - tăng 27,9%; Kim ngạch xuất siêu khá khả quan, đạt 11,07 tỷ USD – tăng 31%; Giải quyết gần 2 triệu lao động với thu nhập bình quân 8-8,5 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp dệt may đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức vào cuối năm 2022.

Ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu là chủ yếu nên những biến động của địa chính trị thế giới tác động quan trọng đến ngành dệt may. Ví dụ hiện nay, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên một số nước mà ngành dệt may Việt Nam có mối quan hệ lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn còn áp dụng chính sách "zero COVID" gây khó khăn cho Việt Nam trong việc cung ứng nguyên vật liệu, cũng như tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, lạm phát của Mỹ và Châu Âu cũng ảnh hưởng đến sức mua của người lao động, khiến đơn hàng có xu hướng giảm đi. Xung đột giữa Nga và Ukraine cũng khiến nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, chi phí vận chuyển cũng tăng rất cao (gấp khoảng 3 lần so với 5 năm gần đây).

Thị trường EU và một số thị trường lớn khác đang có xu hướng đưa ra chiến lược dệt may mới, trong đó có việc sẽ tính tỉ lệ tái chế và carbon.

Thêm nữa tình hình dệt may sử dụng lực lượng lao động rất lớn, qua thời gian chống dịch, có nhiều người lao động về quê và không quay trở lại. Có tình trạng biến động lao động, "nhảy việc"…

C.H.T (t/h)