Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận khuyết điểm vì 15 năm chưa thể chế hoá Nghị quyết 27

Trả lời Đại biểu Lý Tiết Hạnh về việc Nghị quyết 27 giao nhưng sau gần 15 năm chưa thể chế hoá, Thủ tướng thẳng thắn: "Chúng tôi nhận khuyết điểm về vấn đề này. Giao nhiệm vụ mà chưa hoàn thành phải nhận khuyết điểm, phải kiểm điểm, phải xử lý trách nhiệm và phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận khuyết điểm vì 15 năm chưa thể chế hoá Nghị quyết 27

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng nay, ngày 08/11, Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bình Định chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khoá X về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có giao Chính phủ chỉ đạo kịp thời để thể chế hóa và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng đội ngũ trí thức.

Ảnh VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhận khuyết điểm vì 15 năm chưa thể chế hoá Nghị quyết 27. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Tuy nhiên, sau gần 15 năm, đến nay vẫn chưa thể chế hóa nội dung này. Đại biểu Tiết Hạnh đề nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết đến bao giờ sẽ thực hiện nhiệm vụ mà Nghị quyết đã giao?

Trả lời Đại biểu Lý Tiết Hạnh về việc Nghị quyết 27 giao nhưng sau gần 15 năm chưa thể chế hoá, Thủ tướng thẳng thắn: "Chúng tôi nhận khuyết điểm về vấn đề này. Giao nhiệm vụ mà chưa hoàn thành phải nhận khuyết điểm, phải kiểm điểm, phải xử lý trách nhiệm và phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sẽ chỉ đạo các bộ, ngành; đồng thời bản thân Thủ tướng, các Phó Thủ tướng phụ trách phải vào cuộc cùng các bộ, ngành để thực hiện.

Về vấn đề phân cấp phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu: Chủ trương là phải tăng cường phân cấp phân quyền để phân định rõ hơn trách nhiệm của các cấp và phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động của các cấp.

Theo Thủ tướng, chúng ta có chính quyền Trung ương, tỉnh, huyện, xã... nên phân cấp phân quyền rất quan trọng để tăng tính linh hoạt, sáng tạo, phân định rõ trách nhiệm các cấp. Tuy nhiên, việc phân cấp phân quyền, tổ chức thực thi chưa đáp ứng yêu cầu, mong muốn của Quốc hội, cử tri.

Về nguyên nhân, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính là do chưa thực hiện triệt để, nghiêm túc các chủ trương của Đảng, chính sách Nhà nước. Các cơ quan Trung ương, đơn vị chưa thực sự muốn phân cấp, phân quyền trong xây dựng quy định; năng lực của cán bộ chưa đáp ứng; việc đáp ứng các yêu cầu của người dân liên quan đến 1 cấp, nhiều ngành nên phân cấp, phân quyền chưa đạt yêu cầu...

Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu tại phiên họp. Ảnh quochoi.vn.
Đại biểu Quốc hội Lý Tiết Hạnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định. Ảnh quochoi.vn.

Về giải pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo và phân cấp phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, tăng cường giám sát, kiểm tra, khả năng của cấp dưới. Đồng thời, các cấp phải mạnh dạn phân cấp, phân quyền, tránh né tránh, đùn đẩy...

Việc thí điểm cơ chế đặc thù có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn

Đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội chất vấn: Trong nhiệm kỳ này, Chính phủ trình thí điểm nhiều cơ chế đặc thù và điều này có thể dẫn tới hệ thống pháp luật thiếu thống nhất, đồng bộ và có thể tạo điều kiện cho cơ chế xin cho… Đại biểu đặt câu hỏi, quan điểm của Thủ tướng về vấn đề này như thế nào?

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Vừa qua, chúng ta trình cơ chế đặc thù cho một số địa phương, một số ngành. Đây là yêu cầu khách quan của thực tiễn trong bối cảnh nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, quy mô còn khiêm tốn, độ mở lớn, sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, tình hình thế giới và thực tiễn trong nước thay đổi rất nhanh, có văn bản, quy định theo kịp tình hình, sạt thực tế, có văn bản, quy định thì chưa, trong khi quy trình xây dựng quy định qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian và công sức.

Thủ tướng khẳng định việc thí điểm cơ chế đặc thù có cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn. Cụ thể, về cơ sở chính trị, Nghị quyết 18 của Trung ương khóa XII và Nghị quyết 19 của Trung ương khóa XIII đều có tinh thần: Những vấn đề đã "chín", đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện và có thể luật hóa; những vấn đề chưa rõ, chưa chín, có quy định luật pháp nhưng không còn phù hợp hoặc chưa có quy định thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Về cơ sở pháp lý, Luật Ban hành quy phạm pháp luật cho phép việc này tại điểm a, khoản 2, Điều 15.

Về cơ sở thực tiễn, vừa qua chúng ta đã ban hành một số nghị quyết, như Nghị quyết 30 của Quốc hội được ban hành rất kịp thời hay một số nghị quyết thí điểm cho một số địa phương và đang thực hiện có hiệu quả.

Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, vẫn cần điều chỉnh cho phù hợp thực tế hơn và sắp tới sẽ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn, tiếp tục lắng nghe ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan liên quan, các Đại biểu Quốc hội và người dân để điều chỉnh phù hợp, tiến tới hệ thống pháp luật phải bao trùm, xuyên suốt và thống nhất.

PV (ghi)

Bài liên quan

Tin mới

Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh ở cả Châu Âu và Mỹ
Xe điện của Trung Quốc bị áp thuế mạnh ở cả Châu Âu và Mỹ

Ông Carlos Tavares cho biết, khi thị trường phát triển theo xu hướng bong bóng, cho dù đó là thị trường Mỹ hay Châu Âu thì sẽ xuất hiện lạm phát lớn ảnh hưởng đến sức mua.

Tăng cường phối hợp hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả
Tăng cường phối hợp hành động bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả

Sáng 17/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Chống hàng giả Việt Nam và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) và Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (VINAFOSA) tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp hành động, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống thực phẩm giả.

Trường hợp nào không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước?
Trường hợp nào không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước?

Chính phủ đã ban hành quy định mới về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Đà Nẵng nhận Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam 2023
Đà Nẵng nhận Giải thưởng Sáng tạo khoa học và công nghệ Việt Nam 2023

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 toàn quốc (2022-2023), Đà Nẵng có 4 giải pháp đoạt giải, gồm: 2 giải Ba, 2 giải Khuyến khích; được đánh giá là một trong số các địa phương tích cực tham gia hội thi và đạt được kết quả tốt.

Công ty Xăng dầu Nghệ An ra mắt sản phẩm Gas Petrolimex "Xanh và Sạch"
Công ty Xăng dầu Nghệ An ra mắt sản phẩm Gas Petrolimex "Xanh và Sạch"

Công ty Xăng dầu Nghệ An đã chính thức đưa ra thị trường sản phẩm Gas Petrolimex "Xanh và Sạch" với mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời cung cấp các dịch vụ tốt nhất.

Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước
Quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước; trong đó quy định rõ về điều tra cơ bản tài nguyên nước.