Cụ thể, tổng sản phẩm GRDP ước đạt 16.491 tỷ tăng 6,87 % (2018 là 5,9%), giá trị XK 543 triệu USD (năm 2018 440 triệu USD), thu ngân sách nhà nước 3.822 tỉ đồng (năm 2018 là 3.344 tỉ đồng),
Hoạt động du lịch phát triển mạnh, 6 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh ước đạt 2.490 nghìn lượt khách, tăng 4,6%; trong đó khách quốc tế 1.190 nghìn lượt khách, tăng 17,7%. Trong khách quốc tế, đông nhất là thị trường khách Hàn Quốc 24,4%; Thái Lan chiếm 13,1%; Pháp 9,4%; Mỹ 5,6%; Anh 5,6%…Tổng lượng khách lưu trú ước đạt 1.154 nghìn lượt khách, tăng 6,7%, doanh thu du lịch ước đạt 2.320 tỷ đồng, tăng 2,1%; doanh thu cơ sở lưu trú 880 tỷ đồng, tăng 8%, trong đó doanh thu du lịch tại Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô ước đạt 310 tỷ đồng.
Ông Lê Trường Lưu- Bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế phát biểu khai mạc
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 9,45% so cùng kỳ. Trong đó một số sản phẩm chủ lực sản xuất tăng cao. Như Bia 110 triệu lít, tăng 8,59%; doanh thu 2.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 722,4 tỷ đồng tăng 8%; Dệt may, doanh thu 6.500 tỷ đồng, nộp ngân sách 105 tỷ đồng; Men frit 119,8 nghìn tấn, tăng 50,73%, doanh thu 1.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 58 tỷ đồng; nguyên liệu Engobe 32 nghìn tấn; Gạch ốp lát 7,1 triệu m2, tăng 72,1%; Lon nhôm 420 triệu lon, tăng 44,7%; Dăm gỗ 263,1 nghìn tấn, tăng 8,97%;….
Trong 6 tháng đầu năm có 03 dự án cấp mới vào địa bàn KKT, KCN với tổng mức đầu tư đạt 3.760 tỷ đồng. Lũy kế đến nay có 142 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 94.505 tỷ đồng; trong đó có 31 dự án của nhà đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư đăng ký là 62.111 tỷ đồng.
Có 322 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 4.078,9 tỷ đồng, giảm 8% về lượng và tăng 36% về vốn. 140 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 30%.
Ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Tuy nhiên, ông Phan Ngọc Thọ- Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Như tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,87%, cao hơn cùng kỳ năm 2018 (5,92%) nhưng một số năng lực mới ngành công nghiệp tạo giá trị gia tăng cao nhưng chậm đưa vào hoạt động như các dự án thủy điện A Lin B1, A Lin B2, Rào Trăng; dự án công nghệ thông tin …, chưa có nhân tố mới đột phá. Hạ tầng phục vụ du lịch chưa đồng bộ, chưa hình thành được các tua tuyến để kết nối kéo dài thời gian lưu trú của khách; chưa kêu gọi được các nhà đầu tư ngành công nghiệp tạo giá trị tăng cao vào địa bàn; chậm triển khai các trung tâm thương mại, đầu tư nâng cấp chợ Đông Ba. Tiến độ đầu tư các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách còn chậm, không đúng tiến độ. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, KCN chưa đồng bộ, hệ thống xử lý nước thải KCN (trừ KCN Phú Bài) chưa được đầu tư xây dựng đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Chất lượng tham mưu trong công tác xúc tiến đầu tư, quản lý giám sát trong xây dựng, đất đai, đầu tư chưa cao. Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, chậm triển khai các các quy hoạch phân khu. Hệ số giá đất chậm ban hành làm ảnh hưởng công tác giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Nhiều chỉ số cải cách hành chính tụt hạng PCI, PAPI, tuy có tăng số điểm nhưng vẫn chưa theo kịp các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước.
Mổ xẻ những vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị các đại biểu tập trung làm rõ những mặt đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan. Trong đó, quan tâm tìm cho được nguyên nhân vì sao thực hiện kế hoạch ở một số ngành, lĩnh vực vẫn còn chậm? Vì sao chưa có sự bứt phá ở những ngành, lĩnh vực mũi nhọn? Vướng mắc ở chỗ nào? Do cơ chế, thủ tục, chính sách hay do sự trì trệ trong công tác tổ chức thực hiện? Từ đó có những đề xuất giải pháp quyết liệt hơn nhằm khai thác tối đa các cơ hội, tiềm năng, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2019.
Trần Minh Tích