Cụ thể, Chính phủ đã hỗ trợ đợt 1 cho tỉnh 1.000 tấn gạo, số gạo này tỉnh đã phân bổ về các địa phương cấp phát hết cho người dân. Ngày 27/10, Chính phủ cấp hỗ trợ cho tỉnh đợt 2 thêm 1.000 tấn gạo. Đồng thời, Chính phủ còn cấp hỗ trợ cho tỉnh 100 tỉ đồng. Số gạo và tiền này, UBND tỉnh đã giao trách nhiệm cho Sở Tài chính, Sở Lao động Thương binh và xã hội, phối hợp với các địa phương tổng hợp tham mưu UBND tỉnh phân bổ đúng đối tượng.
Hội Doanh Nghiệp Trẻ tỉnh TT Huế ủng hộ máy phát điện cho người dân
Bên cạnh đó, qua kênh UB MTTQVN tỉnh TT Huế, tính đến chiều ngày 29/10/2020, số tiền các đơn vị, cá nhân ủng hộ, cứu trợ lũ lụt là 45.258.271.288 đồng. Ngoài ra có 86 đơn vị, cá nhân trao quà trực tiếp (thông qua kênh Mặt trận để nhờ kết nối địa chỉ) với trị giá ủng hộ là 19.434,40 triệu đồng.
Số tiền trên đã được UBMTTQVN tỉnh phân bổ cứu trợ lũ lụt tính đến chiều ngày 29/10/2020 là 24.482,4 triệu đồng.
Nhà Thầy giáo Nguyễn Ngọc Long ở xã Hồng Thái, huyện A Lưới bị sập đổ trong bão số 9 vừa qua
Được biết, ảnh hưởng của bão số 9 vừa qua trên địa bàn tỉnh TT Huế không có người chết; 14 người bị thương; Có 6 nhà bị sập (Nam Đông 5, A Lưới 1); tốc mái 1.269 nhà (A Lưới 530, Nam Đông 400, Phú Lộc 170, Phú Vang 43, Hương Thủy 10, thành phố Huế 4, Quảng Điền 1, Phong Điền 1,); có 37 công trình trường học và trụ sở cơ quan bị tốc mái hay sập đổ
Dọn dẹp sau bão ở phường Vỹ Dạ (Huế)
Các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc bị thiệt hại rất nặng với 1.509 ha cây cao su, 2.580 ha cây keo bị gãy đổ; hàng trăm ha hoa màu, cây nông nghiệp bị hư hại
Công ty Điện lực TT Huế làm xuyên đêm khắc phục hệ thống điện
Hệ thống điện trong ngày 28/10 do bão số 9 đã làm 10 cột điện bị gãy đỗ; hệ thống điện bị sự cố làm mất điện tại 8 huyện, thị xã với 118/145 phường, xã. Tuy nhiên ngành điện đã làm xuyên dêm để sửa chữa hệ thống điện nên tính đến ngày 30/10 chỉ còn 1,7% người dùng bị mất điện, tập trung ở khu vực Nam Đông và Phú Lộc.
Trần Minh Tích