Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thúc đẩy tăng trưởng 2024: Tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo

Trong bối cảnh không gian chính sách tiền tệ hạn chế, chính sách tài khóa sẽ là chìa khóa tăng trưởng trong năm 2024...

Dư địa tiền tệ đã rất hạn hẹp

Tại họp báo công bố Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) ngày 11/4, ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, nhận định:

“Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng với nhịp độ vững chắc trong năm nay và năm tới, bất chấp môi trường toàn cầu còn nhiều thách thức. Tuy nhiên, những bất ổn địa chính trị toàn cầu và các hạn chế mang tính cơ cấu của kinh tế trong nước có thể ảnh hưởng đến triển vọng này”.

Thúc đẩy tăng trưởng năm 2024: Tài khóa cần đóng vai trò chủ đạo

Ảnh minh họa

Sự phục hồi tương đối toàn diện trong các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, dịch vụ và hoạt động ổn định của ngành nông nghiệp được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho đà phục hồi của Việt Nam.

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và kiều hối tích cực, thặng dư thương mại được duy trì, tiêu dùng trong nước phục hồi, kích thích tài khóa được tiếp tục với chương trình đầu tư công đáng kể được coi là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024.

Trong điều hành vĩ mô, hai công cụ chính là tài khóa và tiền tệ, gắn với đó là cách thức phối hợp sao cho hiệu quả giữa hai công cụ này. Trong đó, nhìn vào bối cảnh cụ thể của năm 2024, ông Nguyễn Bá Hùng - Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam nhấn mạnh, chính sách tài khóa cần là ưu tiên.

Lý giải cho nhận định này, ông Hùng cho rằng, chính sách tiền tệ với mặt bằng lãi suất như hiện nay đã rất hỗ trợ cho tăng trưởng, mặt khác không gian chính sách để tiếp tục giảm lãi suất hơn nữa gần như không còn.

Phân tích với Thời báo Ngân hàng, ông Hùng cho biết, nội hàm phối hợp tài khóa - tiền tệ nằm ở các biện pháp vĩ mô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong đó, biện pháp tiền tệ là giảm lãi suất để kích thích tiêu dùng và đầu tư tư nhân, còn biện pháp tài khóa là tăng chi tiêu Chính phủ để giúp tăng cầu nội địa.

Trong khi đó, lãi suất hiện đang ở mức rất khó có thể giảm thêm nhiều, gần như đã chạm tới giới hạn nhất định và khi đạt đến giới hạn thì hiệu quả sẽ không cao.

Dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2024 và 2025 (Nguồn, ADO tháng 4/2024)
Dự báo tăng trưởng GDP và lạm phát 2024 và 2025 (Nguồn, ADO tháng 4/2024)

Một dẫn chứng cho điều này là dù lãi suất đang ở các mức rất thấp trong nhiều năm trở lại đây nhưng tăng trưởng tín dụng thời gian qua vẫn chưa cải thiện nhiều, cho thấy nhu cầu, sức hấp thu tín dụng của các doanh nghiệp chưa phục hồi mạnh.

Theo ông Hùng:

“Điều này, thể hiện tăng trưởng chậm của đầu tư và tiêu dùng trong nước. Bởi mặc dù lãi suất thấp nhưng khi các doanh nghiệp chưa thấy các hoạt động kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận tốt hơn thì người ta cũng không vay.

Cho nên, tôi cho rằng, tín dụng thấp chủ yếu là phản ánh sức cầu của thị trường trong nước còn đang yếu. Đó cũng là lý do vì sao mà chúng tôi nhấn mạnh, các biện pháp cần tập trung vào thúc đẩy cầu nội địa” và trở lại câu chuyện phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Chính sách tiền tệ nới lỏng như hiện nay là tốt rồi, nhưng cần đi kèm với tài khóa để thúc đẩy cầu nội địa, tạo ra được hoạt động sôi động trở lại trong thị trường hàng hóa, dịch vụ và từ đó sẽ tạo ra được nhu cầu tín dụng tăng lên của người dân và doanh nghiệp”.

Đu tư công là then chốt

Ông Nguyễn Bá Hùng đồng thời cho rằng chính sách tài khóa còn nhiều dư địa để tiếp tục các nỗ lực kích thích cầu nội địa. Trong đó, triển khai tốt đầu tư công sẽ có tác động lan tỏa rất tích cực đến nền kinh tế.

Bởi thúc đẩy đầu tư công không chỉ giúp cầu nội địa để thực hiện các dự án đầu tư công tăng lên, mà cũng làm cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở các khu vực có dự án đầu tư sôi động hơn cũng như mang lại các tác động lâu dài.

“Đó chính là lý do mà chúng tôi cho rằng, đầu tư công là một trọng điểm then chốt trong năm nay”, ông Hùng nói.

Bên cạnh vai trò chủ đạo hơn của đầu tư công, các lĩnh vực khác liên quan đến giảm thuế, phí trong năm nay, hay các chương trình dài hơi hơn của Chính phủ như chương trình một triệu nhà ở xã hội… cũng là những chương trình sử dụng ngân sách để có những thúc đẩy, hỗ trợ cho nền kinh tế tăng trưởng.

Báo cáo ADO cũng phân tích, mặc dù kinh tế Việt Nam năm nay có khả năng tăng trưởng cao hơn so với năm 2023, nhưng các rủi ro vẫn còn hiện hữu, nhất là từ bên ngoài. Trong đó, dự kiến nhu cầu toàn cầu suy yếu do phục hồi kinh tế chậm và căng thẳng địa chính trị tiếp diễn sẽ làm chậm quá trình phục hồi của ngành chế biến xuất khẩu.

Hay như, việc trì hoãn bình thường hóa lãi suất tại Hoa Kỳ và các nền kinh tế phát triển khác, cũng sẽ cản trở việc chuyển hướng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng… “Do đó, các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công cuối cùng sẽ trở thành những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng”, báo cáo ADO cho biết.

Nhưng báo cáo cũng đồng thời lưu ý: “Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp chính sách khác nhau để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu quả thực thi. Những biện pháp này bao gồm một loạt các nghị quyết và chỉ thị tập trung vào các khía cạnh khác nhau của giải ngân vốn đầu tư công.

Tuy nhiên, để duy trì tiến độ, cần có các biện pháp mang tính hệ thống hơn nhằm cải thiện các quy trình pháp lý và quy định để có thể thực hiện thành công. Bằng cách chủ động khắc phục những trở ngại này một cách toàn diện trong suốt chu trình dự án, Việt Nam có thể phát huy tối đa tiềm năng của các sáng kiến đầu tư công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững”.

Cùng với đó, các chuyên gia ADB cũng cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để giải quyết những yếu kém về cơ cấu trong nước như sự phụ thuộc nhiều vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI, mối liên kết còn lỏng lẻo giữa các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và phần còn lại của nền kinh tế; thị trường vốn non trẻ, sự phụ thuộc quá nhiều vào tín dụng ngân hàng, cũng như các rào cản pháp lý phức tạp đối với doanh nghiệp.

“Do vậy, các biện pháp chính sách trong năm 2024 cần kết hợp hỗ trợ tăng trưởng ngắn hạn với khắc phục các yếu kém cơ cấu trong dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững”, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đề xuất.

Theo Báo cáo triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 của ADB, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Trong khi đó, dự kiến lạm phát cũng tăng lên mức 4% cho cả năm nay và năm tới.

T. Hương (Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn: “Việt Nam luôn đặt con người là trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”

Nhận lời mời của Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, từ ngày 2-3/5/2024, tại Thủ đô Paris, Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD (MCM) năm 2024 và một số hoạt động tại Pháp.

Tỷ giá USD hôm nay 3/5: Tiếp đà giảm mạnh
Tỷ giá USD hôm nay 3/5: Tiếp đà giảm mạnh

Đồng USD tiếp đà giảm trước thềm dữ liệu việc làm quan trọng được công bố vào hôm nay 3/5. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,41%, xuống mốc 105,34.

Giá heo hơi hôm nay 3/5: Tăng nhẹ ở khu vực phía Nam
Giá heo hơi hôm nay 3/5: Tăng nhẹ ở khu vực phía Nam

Giá heo hơi hôm nay 3/5, giá heo hơi tăng nhẹ tại một số tỉnh thành phía Nam. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Công Khiết giữ chức Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn
Ông Nguyễn Công Khiết giữ chức Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn

UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vừa công bố quyết định bổ nhiệm Giám đốc Ban Quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đối với ông Nguyễn Công Khiết, thời gian bổ nhiệm 5 năm (2024 - 2029).

Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Quay đầu đi lên
Giá xăng dầu hôm nay 3/5: Quay đầu đi lên

Giá xăng dầu hôm nay 3/5, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi giảm mạnh vào phiên trước đó.

Giá vàng hôm nay 3/5: Giá vàng trong nước diễn biến trái chiều
Giá vàng hôm nay 3/5: Giá vàng trong nước diễn biến trái chiều

Giá vàng hôm nay 3/5, giá vàng trong nước tăng giảm trái chiều, mức giao dịch cao nhất ở mốc 85,10 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới quay đầu sụt giảm sau phiên tăng vọt.