Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thương mại điện tử, nhiều khó khăn và thách thức

Vừa qua, Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã có cuộc làm việc với Bộ Công Thương về thực trạng hoạt động và khung chính sách liên quan đến thương mại trong nước và thương mại điện tử. Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải và đại diện Vụ Thị trường trong nước, Vụ Kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT và KTS) đã tham gia buổi làm việc cùng Tổ tư vấn.

Thương mại điện tử, nhiều khó khăn và thách thức - Hình 1

 Các đại biểu tham dự hội nghị

Báo cáo nhanh về thực trạng thương mại nội địa, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cho biết: Hiện nay, Bộ Công Thương đã thực hiện thành công (tại TP. HCM) và đang muốn nhân rộng mô hình chợ an toàn thực phẩm trên phạm vi rộng. Mô hình này, được đánh giá cao, hiện đã thí điểm với một số mặt hàng nông sản để khuyến khích, từ đó tạo thành phong trào và nhân rộng.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Dương Duy Hưng cho biết, về cơ cấu bán lẻ, khối thương mại hiện đại và truyền thống được chia theo tỷ lệ 25% - 75%, trong đó các doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 30% - 40% của 25% hệ thống thương mại hiện đại.

Ông Hưng nhấn mạnh đến ảnh hưởng thương mại lớn của hệ thống siêu thị, đại siêu thị đối với một địa bàn, địa phương. Nếu chúng ta không nhanh chóng có những chính sách kịp thời, thì khu vực ngoại thành, ngoại thị, nông thôn cũng sẽ bị chiếm lĩnh.

Về bức tranh TMĐT Việt Nam, bà Lại Việt Anh, Phó cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số chia sẻ: Tỷ trọng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc...) tại Việt Nam ngày càng gia tăng. Các doanh nghiệp này (như Lazada, tiki, Shopee...) chiếm từ 30% - 83%.

Theo bà Việt Anh, một số khó khăn và thách thức của TMĐT Việt Nam hiện nay như hạ tầng hỗ trợ TMĐT chưa phát triển đồng bộ, cơ chế pháp lý chưa theo kịp mô hình phát triển TMĐT, tập quán thương mại (mua sắm nhỏ lẻ) và thói quen tiêu dùng (thanh toán bằng tiền mặt) của người tiêu dùng, sự thiếu cân bằng trong phát triển TMĐT tại thành thị, nông thôn...

Thương mại điện tử, nhiều khó khăn và thách thức - Hình 2

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) Trương Đình Tuyển

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) Trương Đình Tuyển - thành viên Tổ tư vấn cho biết: Về thị trường trong nước, hiện có những mâu thuẫn, vấn đề là phải xây dựng chính sách như thế nào.

Nguyên Bộ trưởng nêu quan điểm, chính sách thương mại tốt là phải khuyến khích sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng.

Ủng hộ quan điểm của ông Trương Đình Tuyển, Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh, việc thực thi các chính sách thương mại có vai trò lớn của địa phương. Bộ Công Thương chỉ kiểm soát chung, hậu kiểm và điều phối về mặt chính sách.

Đối với lĩnh vực TMĐT, Thứ trưởng đề xuất nên có ban chỉ đạo cấp quốc gia - do Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo, có thành viên của nhiều bộ, ngành... cùng phối hợp. Có như vậy, TMĐT mới được quan tâm đúng mức, có sức mạnh lan tỏa.

Ông Vũ Viết Ngoạn, Tổ trưởng Tổ tư vấn bày tỏ sự lo lắng đến 3 điểm yếu của thương mại nước ta, liên quan đến quản trị chuỗi (vấn đề kết nối từ thượng nguồn đến hạ nguồn, chi phí trung gian cao), khả năng tích hợp chưa cao (là điểm yếu của Việt Nam nhưng lại là điểm mạnh của nước ngoài, khiến các doanh nghiệp nước ngoài có điều kiện ồ ạt thâm nhập thị trường Việt Nam), năng lực tài chính còn yếu.

Kết luận buổi làm việc, Tổ trưởng Tổ tư vấn cảm ơn Thứ trưởng Bộ Công Thương và đại diện các đơn vị chức năng đã có báo cáo ngắn gọn về tình hình chung, cũng như chia sẻ về quan điểm chính sách của Bộ Công Thương, giúp Tổ tư vấn cập nhật thêm thông tin và thấy được bức tranh toàn cảnh về thương mại nội địa và TMĐT tại Việt Nam hiện nay.

Tổ trưởng Tổ tư vấn đề nghị Bộ Công Thuơng phân tích, đánh giá rõ tác động của doanh nghiệp nước ngoài đối với kinh tế trong nước, xu hướng của thương mại nội địa và TMĐT trong tương lai.

Về việc thành lập ban chỉ đạo/ban điều phối phát triển TMĐT quốc gia, ông Vũ Viết Ngoạn thông tin, Tổ tư vấn đã báo cáo Thủ tướng về vấn đề này. Bởi các thành viên của Tổ cũng nhận thấy, TMĐT là hạ tầng thương mại, muốn phát triển phải có sự chỉ đạo xuyên suốt từ Chính phủ, có sự phối hợp của rất nhiều bộ, ngành, địa phương, chứ không phải trách nhiệm chỉ thuộc về riêng Bộ Công Thương.

Thanh Bình

Bài liên quan

Tin mới

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng
Xúc tiến, kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị xúc tiến - kết nối du lịch Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) mở rộng nhằm tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý du lịch, thu hút đầu tư và xây dựng sản phẩm du lịch.

Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
Thanh Hóa thực hiện liên thông dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Tính đến tháng 4/2024, tỉnh Thanh Hóa đã có 66.614 giấy khám sức khỏe được liên thông qua cổng thông tin tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT để phục vụ việc cấp bằng lái xe thông qua dịch vụ công trực tuyến.