Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiếp vụ Đê hữu sông Hồng vừa đầu tư 300 tỷ đồng để cải tạo đã hư hỏng: Bộ NN&PTNT sớm đưa ra lời cảnh báo

Bộ NN&PTNT từng cảnh báo UBND TP. Hà Nội về việc lựa chọn vị trí dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng phù hợp, tránh nguy cơ mất an toàn tuyến đê. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thi công dự án Nhà máy nước mặt sông Hồng khiến tuyến đê vừa phải tốn tới 300 tỷ đồng để cải tạo - đang hư hỏng nặng, trước mùa mưa bão...

Vị trí đê Hữu Hồng bị hư hỏng
Vị trí đê hữu Hồng bị hư hỏng

Đoạn xảy ra sự cố là trọng điểm xung yếu năm 2021

Liên quan đến việc mặt đê hữu Hồng qua địa bàn xã Liên Hà (Đan Phượng, Hà Nội) vừa đầu tư cải tạo tốn 300 tỷ đồng, vẫn đang trong thời gian bảo hành thì bị nứt dọc.

Trao đổi với phóng viên, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi 1 (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Thuật cho biết, ngay sau khi phát hiện sự cố, Ban quản lý đã có văn bản gửi Chi cục Phòng chống thiên tai Hà Nội báo cáo các cấp có thẩm quyền và yêu cầu chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công dự án trạm bơm Nhà máy nước mặt sông Hồng có các giải pháp kỹ thuật phối hợp để xử lý các khu trượt mặt đê, cũng như hành lang đê. Sau đó, các đơn vị có liên quan đã tiến hành làm việc giữa các bên và đưa ra kết luận về sự cố trên là do việc đào hố móng của trạm bơm nhà máy nước mặt sông Hồng gây ra.

Toàn bộ tuyến đường gom đê hữu Hồng được đổ bê tông, chịu tải 6 tấn nhưng đã bị gãy nứt nghiêm trọng
Toàn bộ tuyến đường gom đê hữu Hồng được đổ bê tông, chịu tải 6 tấn, nhưng đã bị gãy nứt nghiêm trọng

Liên quan sự việc trên, trao đổi với phóng viên, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Phạm Đức Luận khẳng định: Nguyên nhân nứt dọc mặt đê là do thi công Công trình thu - trạm cấp nước thô, một trong những hạng mục xây dựng Nhà máy nước mặt sông Hồng gây ra.

Cũng theo ông Luận, ngay sau khi sự việc xảy ra, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã có văn bản gửi lãnh đạo TP Hà Nội, trong đó xác định, đoạn đê xảy ra sự cố là trọng điểm đê điều xung yếu năm 2021. Do đó, yêu cầu thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng và chủ đầu tư tổ chức cắm biển cảnh báo sự cố, phân luồng giao thông, không cho người, phương tiện đi vào khu vực sự cố để đảm bảo an toàn

đơn vị thi công vẫn cho máy xúc làm nhiệm vụ tạo mặt trượt taluy cho thân đê
Đơn vị thi công cho máy xúc làm nhiệm vụ tạo mặt trượt taluy cho thân đê

Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, xác định giải pháp xử lý giờ đầu; huy động vật tư, phương tiện, nhân lực để xử lý, không để sự cố phát triển thêm; tăng cường giám sát, lắp đặt hệ thống quan trắc theo dõi diễn biến sự cố, kịp thời xử lý ngay các tình huống bất lợi, ảnh hưởng đến an toàn đê.

Bên cạnh đó, cần tổ chức kiểm tra, khảo sát, đánh giá tác động của quá trình thi công xây dựng công trình đến an toàn đê điều, đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố, lập phương án xử lý dứt điểm sự cố, đảm bảo ổn định lâu dài cho tuyến đê; Khẩn trương xây dựng, phê duyệt và triển khai trên thực tế phương án bảo vệ trọng điểm...

Trách nhiệm thuộc UBND TP. Hà Nội và chủ đầu tư!

Trao đổi với phóng viên, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) Phạm Đức Luận nhấn mạnh, việc nứt đê - như đề cập ở trên, đã được Bộ NN&PTNT cảnh báo từ trước.

Cụ thể, từ tháng 4/2016, Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản, ý kiến về vị trí, phương án xây dựng các hạng mục công trình thuộc Dự án xây dựng Nhà máy nước mặt Sông Hồng.

Văn bản của cảnh báo gửi UBND TP Hà Nội
Văn bản cảnh báo củaTổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) gửi UBND TP. Hà Nội

Theo đó, văn bản của đơn vị này đã khuyến cáo, vị trí dự kiến xây dựng Công trình thu - trạm cấp nước thô đê hữu Hồng nằm ở khu vực bãi sông hẹp, đê sát sông (đã phải đầu tư xây dựng kè bảo vệ phía ngoài) liên quan trực tiếp đến tuyến đê cấp I bảo vệ cho Thủ đô. Trong quá trình xây dựng và vận hành công trình, nếu có nguy cơ mất an toàn, thì cũng là nguy cơ mất an toàn của tuyến đê. Vì vậy, đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo rà soát, nghiên cứu lựa chọn vị trí xây dựng phù hợp (nơi có bãi sông rộng, cách xa đê) để đảm bảo an toàn đê điều.

Đáng nói, đến tháng 1/2021, Hà Nội có quyết định cấp phép thi công Công trình thu - trạm bơm nước thô tại vị trí trên, vì vậy đã dẫn đến nứt dọc mặt đê, đe doạ an toàn đê điều dân sinh trong khu vực.

Quyết định cấp phép của UBND TP Hà Nội
Quyết định cấp phép của UBND TP. Hà Nội

Cụ thể, theo hồ sơ mà phóng viên có được, tại Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 4/1/2021, do Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Nguyễn Mạnh Quyền ký thì, Công trình thu - trạm cấp nước thô được xây dựng tại khu vực bãi sông, tương ứng k46+130 đến k46+280 đê hữu Hồng (Đan Phượng, Hà Nội).

Công trình có 2 hạng mục mương thu nước, dài 55 m và 18 m; chiều dài khuôn viên nhà trạm là 79,3 m dọc theo đê; nhà trạm bơm có kích thước mặt bằng 16,5 x 25,4 m, cách chân đê khoảng 20 m, cao trình đáy bể hút -3,5 m, cao trình sàn nhà trạm +16 m, cao trình mái nhà trạm +27,95 m, kết cấu bê tông cốt thép, gia cố móng bằng cọc ly tâm. Thời gian cấp phép thi công thực hiện đến hết 31/5/2015.

Khi được hỏi về việc "nếu xảy ra vỡ đê tại vị trí mà Bộ NN&PTNT đã cảnh báo, thì ai sẽ chịu trách nhiệm?", ông Luận khẳng định: “Trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và TP. Hà Nội. Trong đó, TP. Hà Nội sẽ phải chịu trách nhiệm với vai trò là đơn vị cấp phép”.

Trao đổi với phóng viên, Phó tổng giám đốc Công ty CP nước mặt Sông Hồng, Phạm Hoa Cương cho biết: Trước mắt, lỗi do quá trình thi công của dự án gây ra, nhưng để biết đúng - sai thì phải đợi cơ quan chức năng đánh giá, sau đó chúng tôi sẽ làm phần trách nhiệm của mình.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

 Đức Thế

Bài liên quan

Tin mới

TPBank dẫn đầu tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ Visa năm 2023
TPBank dẫn đầu tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ Visa năm 2023

Doanh số giao dịch thẻ TPBank Visa nói chung và doanh số giao dịch nước ngoài của thẻ TPBank Visa Signature nói riêng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng so với trung bình toàn ngành.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 là 8,5%
Bà Rịa – Vũng Tàu: Đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2024 là 8,5%

Năm 2024, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP (trừ dầu khí) là 8,5%; Chi đầu tư phát triển hơn 19.800 tỷ đồng, chiếm 60,73% tổng chi ngân sách địa phương.

Lạng Sơn vào cuộc kiểm tra cơ sở bán hàng có dấu hiệu vi phạm tại bến xe Xuân Cương
Lạng Sơn vào cuộc kiểm tra cơ sở bán hàng có dấu hiệu vi phạm tại bến xe Xuân Cương

Ngày 27/11, TH&CL có bài viết: “Lạng Sơn cần vào cuộc xác minh làm rõ việc bán hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc tại bến xe Xuân Cương”, phán ánh tại tầng 1, bến xe Công ty CP hữu nghị Xuân Cương (cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị,  Cao Lộc, Lạng Sơn), xuất hiện một số cửa hàng kinh doanh hàng hóa thảo dược, không rõ nguồn gốc… Theo đó, các cơ quan chức năng của tỉnh đã vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

PC Quảng Ninh hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023
PC Quảng Ninh hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023

Hưởng ứng Chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX năm 2023, tại Khoa huyết học - Truyền máu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) vừa tổ chức cho 65 cán bộ, công nhân viên hưởng ứng tham gia hiến máu nhân đạo. Sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2023). Đặc biệt, đây còn là một trong những hoạt động an sinh xã hội được EVN tổ chức hàng năm.

PC Quảng Ninh triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng 2023
PC Quảng Ninh triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng 2023

Đã trở thành nét đẹp truyền thống, cứ đến tháng 12 hàng năm, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) lại rộn rã triển khai đồng loạt các hoạt động ý nghĩa trong Tháng Tri ân khách hàng tại các Điện lực trực thuộc. Với thông điệp “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, năm 2023 này, Công ty sẽ tập trung tổ chức các sự kiện tri ân nhằm góp phần lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh của ngành Điện đối với xã hội và công chúng.

Tám nhiệm vụ, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi
Tám nhiệm vụ, giải pháp chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em, chăm sóc trẻ em mồ côi

Chương trình phấn đấu 80% trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần, trẻ em có nguy cơ cao rối loạn sức khỏe tâm thần được tiếp cận các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ tâm lý, các dịch vụ xã hội phù hợp; 100% trẻ em mồ côi được chăm sóc.