Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Cụ thể, trong quý III/2020 tăng 4,3% so với quý II/2020, quý IV/2020 tăng 4,53% so với quý III/2020, điều này cho thấy tốc độ tăng về dư nợ đã ổn định hơn trong quý III, IV/2020. Tính đến 31/12/2020, dư nợ đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản khoảng 633.740 tỷ đồng.

Theo Bộ Xây dựng, ngoài việc nguồn cung vốn chủ yếu là tín dụng ngân hàng, thị trường bất động sản trong năm 2020 vẫn có sự thu hút các nguồn vốn khác như vốn đầu tư cá nhân, kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn FDI.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản đề xuất lùi lộ trình áp dụng tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được cho vay trung dài hạn được quy định tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 22/2019/TT-NHNN về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng.

Theo đó, từ đầu năm 2020 đến hết 30/9/2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40%. Thực tế, dù có quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, nhu cầu tín dụng nói chung suy giảm do dịch Covid-19 nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được sự tăng trưởng.

Hiện nay nhiều ngân hàng cũng bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua nhà. Đơn cử, tại VPBank (từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên); BIDV (từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên); Vietcombank (từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu).

Bảo Lâm