Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tỉnh Lào Cai huy động nguồn lực tập trung giảm nghèo tại các xã khó khăn

Giảm nghèo, đặc biệt là tại các vùng lõi nghèo là nhiệm vụ quan trọng đối với các tỉnh miền núi như Lào Cai. Để khắc phục tình trạng trên và tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai quyết định tập trung nguồn lực đầu tư cho 10 xã khó khăn nhất.

Năm 2020, UBND tỉnh Lào Cai ban hành và triển khai thực Kế hoạch số 259/KH-UBND ngày 31/7/2019 phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025 đối với 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 24/5/2019 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (đối với vùng lõi nghèo). 10 xã có tỉ lệ hộ nghèo rất cao gồm: Hoàng Thu Phố, Lùng Cái (huyện Bắc Hà), Dền Thàng, Pa Cheo (huyện Bát Xát), Nậm Chảy (huyện Văn Bàn), La Pan Tần, Tả Thàng, Tả Ngải Chồ, Dìn Chin, Lùng Khấu Nhin (huyện Mường Khương).

Điểm chung nhất là tất cả đều có địa hình đồi núi, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Bên cạnh đó, các xã này có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chiếm trên 98%, trong đó, chủ yếu là đồng bào Mông. Tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu; năng suất lao động thấp. Một bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, không tự vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

Trong khi đó, công tác quy hoạch sản xuất còn hạn chế; chưa hình thành các vùng hàng hóa rõ nét, chưa xác định được thế mạnh của địa phương để khai thác hiệu quả. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa đúng và trúng, nên sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được yêu cầu thị trường.

Lào Cai xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo
Lào Cai xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo. (Ảnh: TL)

Qua một năm triển khai thực năm triển khai thực hiện tỷ lệ hộ nghèo bình quân các xã là 18,58%, giảm 10,62% (tương đương 620 hộ), đạt và vượt 132,75% so với mục tiêu kế hoạch (hằng năm giảm trên 8%). Trong đó, điển hình là xã Nậm Chày, huyện Văn Bàn từ xã có tỷ lệ hộ nghèo nhất chiếm 36,12% giảm xuống còn 18,69%.

Xác định phát triển kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp là chìa khóa để đẩy nhanh công cuộc giảm nghèo tại 10 xã trên, trong năm 2021, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các địa phương, đơn vị tổ chức rà soát, đánh giá tình hình sản xuất các loại nông sản chính tại các xã, đồng thời đề xuất các danh mục dự án hỗ trợ sản xuất như dự án: Trồng măng sặt; Chăn nuôi bò, ngựa sinh sản; Liên kết trồng gừng trâu xuất khẩu (xã Nậm Chầy – Văn Bàn); Dự án: trồng chè Shan; Chăn nuôi lợn đen sinh sản (các xã; Lùng Khấu Nhin, Tả Thàng, Dìn Chin, La Pán tấn – huyện Mường Khương)…Tổng số co 24 dự án tại 10 xã với kinh phí 54.305 tiệu đồng; Dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tổng số 35 lớp, kinh phí 5.127 triệu đồng.

Trên cơ sở đánh giá các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững đã triển khai, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lào Cai sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực cao nhất cho 10 xã kể trên để tạo sự bứt phá rõ nét. Mục tiêu hướng đến là tạo sự chuyển biến nhanh, rõ nét về đời sống vật chất, tinh thần của người dân; giảm dần khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội của 10 xã so với các xã khác trong tỉnh. Lào Cai phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo bình quân từ 8% trở lên theo tiêu chí chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025, nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2025 của từng xã gấp trên 2 lần so với năm 2020. Đến năm 2025, mỗi xã phấn đấu đạt tối thiểu 15/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển tạo cú hích để vùng cao Lào Cai vươn lên xóa đói, giảm nghèo
Hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển tạo cú hích để vùng cao Lào Cai vươn lên xóa đói, giảm nghèo. (Ảnh: TL)

Để thực hiện mục tiêu trên, ngay từ năm đầu tiên thực hiện, tỉnh Lào Cai đã điều động, luân chuyển cán bộ có phẩm chất, năng lực chuyên môn tốt, có kiến thức chuyên sâu, nhất là về lĩnh vực nông, lâm nghiệp và phát triển sản xuất về công tác tại 10 xã có tỉ lệ hộ nghèo cao. Tỉnh cũng ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ lao động trên địa bàn những xã trên. Đồng thời, tiếp tục ưu tiên, bổ sung nguồn vốn vay tạo việc làm cho các xã nghèo để thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình được vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương.

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai tập trung ưu tiên nâng cao nguồn nhân lực, đào tạo nghề cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động người dân tộc thiểu số. Qua đó, tạo điều kiện cho lao động được làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, tham gia xuất khẩu lao động, hỗ trợ điều kiện sinh kế, tạo việc làm tại chỗ.

Song song với đó, cơ quan chuyên môn của Lào Cai đã thực hiện tốt công tác phân luồng cho học sinh 10 xã có tỷ lệ nghèo cao.

Ngoài ra, tỉnh Lào Cai thực hiện giải pháp tập trung đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu nông thôn mới về hạ tầng vùng nông thôn ở 10 xã có tỉ lệ hộ nghèo cao. Trước hết, ưu tiên nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực công trình giao thông, tiếp đến là hệ thống trường, trạm, thủy lợi và các công trình cấp điện sinh hoạt.

Nguyễn Mạnh

Bài liên quan

Tin mới

Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết
Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030: Đột phá, tiên phong và liên kết

Theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nội dung bản quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 có thể tập trung vào 3 từ: đột phá, tiên phong và liên kết - đột phá từ tư duy, tầm nhìn đến tổ chức thực hiện; tiên phong, đi đầu trong đổi mới và cải cách; và liên kết vùng chặt chẽ để tận dụng hết lợi thế, tiềm năng.

Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện
Công ty Điện lực Hà Đông: Nỗ lực đảm bảo cung ứng điện

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của Tổng công ty Điện lực Hà Nội và chính quyền quận Hà Đông, Công ty Điện lực Hà Đông luôn cải tiến - nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, trên địa bàn...

Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội
Có 5 bài học kinh nghiệm và 5 quan điểm chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh tế-xã hội

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, ngày 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác điều hành và đưa ra 5 quan điểm chỉ đạo hoạt động điều hành trong thời gian tới.

Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới
Cảng Chu Lai – Kết nối nông sản ra thị trường thế giới

Trong tháng 4/2024, gần 200 container trái cây tươi của các doanh nghiệp tại Lào được THILOGI vận chuyển đường bộ về cảng Chu Lai để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện
Thủ tướng chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện

Theo báo cáo, tháng Tư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 13 văn bản quy phạm, trong đó có 12 nghị định và 1 quyết định quy phạm của Thủ tướng Chính phủ; 1 chỉ thị và 13 công điện. Tổng của 4 tháng, Chính phủ, Thủ tướng đã ban hành 44 nghị định, 74 nghị quyết, 398 quyết định.

Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Sắp diễn ra phiên xử phúc thẩm cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Dự kiến từ ngày 15 - 17/5, TAND Cấp cao xử phúc thẩm xét kháng cáo của cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long về việc giảm nhẹ án tù 18 năm.