Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành giáo dục & đào tạo TP. HCM: Cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn

Theo ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM, chuyển đổi số trong giáo dục - được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và quản lý, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục. Vì vậy, để chuyển đổi số thành công, cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số, phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục…

Xác định rõ thuận lợi, khó khăn

Chia sẻ tại Hội thảo "Giáo dục số - Cơ hội đột phá và phát triển TP. HCM" - trong khuôn khổ "Tuần lễ chuyển đổi số TP. HCM năm 2023" (ngày 17 - 18/10/2023), ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM nhận định, Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng của nền kinh tế số, dựa trên dữ liệu lớn.

Trong đó, TP. HCM đã triển khai nhiều hoạt động chuyển đổi số như xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, những lớp học kết nối, đánh giá, theo dõi quá trình học tập của học sinh...

Theo ông Quốc, công nghệ hiện đại giúp cho con người tiếp cận khối lượng tri thức khổng lồ, sáng tạo nội dung một cách nhanh chóng. Nhất là khi AI (khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo) ngày càng phổ biến trong môi trường giáo dục và được dự báo - sẽ thay thế 80% công việc của con người. Vì vậy, giáo dục cần giúp cho học sinh phát triển được khả năng làm chủ công nghệ, sử dụng công nghệ một cách đúng đắn để phát huy những năng lực cá nhân, khi tham gia vào xã hội số.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM. Ảnh: Minh Tuấn
Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM (Ảnh: Minh Tuấn)

"Chuyển đổi số trong giáo dục, cần được xem là một chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt, triệt để. Tuy nhiên, công nghệ không phải yếu tố quan trọng nhất, mà chính sự quyết tâm của đội ngũ lãnh đạo cơ sở giáo dục; tư duy, nhận thức tiến bộ và sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức trong nhà trường; sự phối hợp và đồng thuận của cha mẹ học sinh", ông Quốc nhấn mạnh.

Ông Quốc cho rằng, chúng ta cần phải xác định rõ thuận lợi, khó khăn, nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đến 2025 của ngành giáo dục TP. HCM cần thực hiện. Đó là: Xây dựng hệ thống dạy học trực tuyến đồng bộ, cho phép người dùng học tập mọi lúc, mọi nơi; xây dựng kho tài nguyên học liệu mở, chia sẻ với các nền tảng dạy học trực tuyến và đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời cho người dân.

Tại hội thảo, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM nêu ra 3 khó khăn lớn trong chuyển đổi số ngành giáo dục tại Việt Nam.

Thứ nhất, dù đã được nâng cấp, nhưng vẫn còn sự chênh lệch giữa các khu vực, nhất là khu vực ngoại thành và vùng sâu, vùng xa.

Thứ hai, sự chấp nhận của công chúng, quan điểm của nhà quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh còn hạn chế.

Thứ ba, cần nhiều chính sách và chiến lược phát triển để đảm bảo chuyển đổi số phát triển đồng bộ và hiệu quả trên toàn quốc…

Theo ông Minh, sau 2 năm đại dịch Covid-19, bên cạnh khó khăn, cũng bật lên điểm sáng khi giúp quá trình chuyển đổi số tiến nhanh hơn so kế hoạch. Ngành giáo dục TP. HCM đã xây dựng cơ sở dùng chung và trục liên thông dữ liệu được mở rộng, giúp thống nhất dữ liệu toàn ngành. Song, cũng còn những khó khăn trong quá trình kết nối, sai sót dữ liệu.

"Dữ liệu phải được khai thác, chuẩn hóa và tái sử dụng để nó thực sự là tài sản lớn. Nếu không được tiếp tục chuẩn hóa, tái sử dụng hàng năm, thì dữ liệu chỉ là dữ liệu mà thôi", ông Minh nhấn mạnh.

Chiến lược - có tầm nhìn tổng thể và đầy đủ

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM đánh giá:

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến 2030 - được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số. Thời gian qua, TP. HCM đã có những nội dung chỉ đạo ngành giáo dục thành phố chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ, qua quá trình thực hiện đã ghi nhận được những hiệu quả tích cực.

Giáo dục và đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh của khu vực, chuyển đổi số trong giáo dục, vì vậy luôn được quan tâm và đầu tư như một giải pháp mũi nhọn nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của địa phương.

Chuyển đổi số ngành giáo dục và đào tạo - là quá trình thay đổi về tư duy, cách thức hành động của cá nhân và vận hành của tổ chức trong hệ thống giáo dục. Sự thay đổi này, được tạo điều kiện bởi công nghệ, được phát triển bởi sự tiếp nhận và tham gia tích cực của cộng đồng và được dẫn dắt bởi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khai thác nguồn vốn tài chính sang khai thác nguồn vốn dữ liệu.

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vũ
Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM (Ảnh: Nguyên Vũ)

Ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP. HCM cho biết:

“Để chuyển đổi số thành công, chúng ta cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục:

Chiến lược - cần có tầm nhìn tổng thể và đầy đủ cho kế hoạch trung hạn đến 2025 và định hướng 2030, có tính linh hoạt để nhận ra và đáp ứng nhanh chóng những thay đổi trong công nghệ; việc triển khai các công nghệ mới, phải phù hợp và mang tính kế thừa thành quả của những công nghệ trước đó.

Chiến lược - phải thúc đẩy sự tham gia và hướng tới sự phục vụ cho số đông cộng đồng, từ đó, tạo ra nguồn tài nguyên dữ liệu, nguồn vốn quan trọng nhất của quá trình chuyển đổi số. Khi xây dựng các chính sách, chúng ta cần hướng tới mục tiêu phát triển, quản lý, bảo toàn, khai thác nguồn vốn dữ liệu, từ đó tạo ra giá trị cho xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng…”.

“Cần có một hệ thống dữ liệu thực sự kết nối”

Nhận định về công tác chuyển đổi số ngành giáo dục, PGS. TS. Lê Minh Triết - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sài Gòn cho biết:

Đổi mới phương pháp dạy và học chưa đồng đều khi chuyển đổi số; khả năng tiếp cận công nghệ của các trường học và giáo viên chưa đồng nhất; một số trường học có thể thiếu thiết bị, cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai chương trình chuyển đổi số... Cùng với đó là áp lực đối với giáo viên khi vừa hoàn thành công việc hằng ngày, vừa tham gia các lớp bồi dưỡng nghiên cứu áp dụng công nghệ mới - là sự thách thức. Cuối cùng, cần đến sự hỗ trợ từ các cấp quản lý trường học để phát huy động lực giáo viên.

Nhiều kỳ vọng và thách thức trong chuyển đổi số giáo dục tại TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vũ
Nhiều kỳ vọng và thách thức trong chuyển đổi số giáo dục tại TP. HCM (Ảnh: Nguyên Vũ)

Tương tự, GS. TS. Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. HCM cho hay:

"Nếu không hiểu về đặc trưng của cơ sở giáo dục, thì rất dễ bị nhầm về việc ứng dụng công nghệ thông tin, chứ không phải là chuyển đổi số. Thực tế, nhiều người nói về chuyển đổi số, nhưng khi "nhúng" vào trong cấu trúc một cơ sở giáo dục phổ thông, thì hình dung không nổi. Bởi lẽ, phải là người trong cuộc mới biết được cấu trúc trong cơ sở giáo dục phổ thông gồm bao nhiêu trục, bao nhiêu nhánh…, lúc đó mới thực sự chuyển đổi số".

GS. TS. Huỳnh Văn Sơn đề xuất:

“Các sở giáo dục – đào tạo nên tập trung để có một hệ thống dữ liệu thực sự kết nối. Đây là dữ liệu dùng chung, thống nhất, từ đó biến thành cơ sở để thực hiện một số vấn đề, như: Dự báo số lượng học sinh, từ đó chủ động đáp ứng về nguồn giáo viên; tuyển sinh theo dữ liệu số hiệu quả...

Đặc biệt, dựa trên trường dữ liệu này, các tỉnh, thành phố đủ luận cứ dự báo số lượng giáo viên, từ đó đề xuất đào tạo theo Nghị định 116, hoặc quản lý hệ thống bồi dưỡng theo dữ liệu”.

Sẽ áp dụng học bạ điện tử

Tại hội thảo chuyển đổi số giáo dục, do Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM tổ chức mới đây, ông Nguyễn Sơn Hải - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục và Đào tạo) thông tin, tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành thông tư quy định về học bạ, trong đó có học bạ điện tử, thống nhất các loại hình học bạ với việc quản lý và sử dụng học bạ để triển khai trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Sơn Hải đánh giá, nếu làm tốt học bạ điện tử - sẽ giải quyết được nhiều tồn tại căn nguyên hiện nay trong lưu trữ, quản lý học bạ giấy của các trường. Thực tế, theo thời gian, học bạ giấy có thể hư hỏng. Mỗi giáo viên khi tham gia quy trình ký, xác nhận, cập nhật thông tin liên quan đến học bạ, cũng có nhiều câu chuyện đáng bàn…

“Khi có học bạ điện tử - sẽ giúp minh bạch hóa được quy trình quản lý điểm, kết quả học tập của học sinh, hạn chế được việc sửa học bạ… Khi có học bạ điện tử - sẽ đẩy mạnh được cải cách thủ tục hành chính. Khi làm hiệu quả học bạ điện tử - sẽ mang lại lợi ích xã hội lớn và được xem là cuộc cách mạng của ngành giáo dục trong cải cách hành chính”, ông Nguyễn Sơn Hải phân tích.

Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cũng nêu ra các nhóm giải pháp lớn khi xây dựng học bạ điện tử: Mô hình triển khai học bạ điện tử, trong đó chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của nhà trường, phòng, sở và bộ; phải tạo lập được chuẩn khi xây dựng học bạ điện tử… Đặc biệt, quan trọng hơn cả là quản lý học bạ điện tử như thế nào để không xảy ra mặt trái, tiêu cực trong học bạ, nội dung học bạ. Mục đích của học bạ điện tử là sử dụng trong công việc, cải cách thủ tục hành chính…

“Cục Công nghệ thông tin đã lên phương án rà soát đề xuất các mô hình, giải pháp học bạ điện tử quy mô quốc gia, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phương án, sẽ sớm thông báo để các sở giáo dục và đào tạo đăng ký triển khai. TP. HCM đã làm chủ được cơ sở dữ liệu của mình, sẽ rất thuận lợi để khai thác, triển khai các dịch vụ trên hệ cơ sở dữ liệu”, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Nguyễn Sơn Hải nêu...

Lê Quang Trung - Trường ĐHCN Việt – Hung

Bài liên quan

Tin mới

Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024
Khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền năm 2024

Vừa qua, tại Công viên 53 Lạch Tray, UBND quận Ngô Quyền tổ chức khai mạc Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Sinh vật cảnh quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng năm 2024.

Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”
Bảo tàng Hải Phòng trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Cát Bi và chiến thắng Điện Biên Phủ, Bảo tàng Hải Phòng tổ chức trưng bày chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.

Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt
Thông xe 30 km đầu tuyến cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Chiều 28/4, diễn ra lễ khánh thành, đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt tại huyện Diễn Châu, Nghệ An từ nút giao Quốc lộ 7 ở xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao quốc lộ 46B ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An phục vụ người dân đi lại vào dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5.

Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5
Hội nghị xúc tiến thương mại tiêu thụ vải thiều Thanh Hà được tổ chức ngày 9/5

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản Hải Dương với hệ thống Thương vụ Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài dự kiến được tổ chức vào ngày 9/5 tới.

Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD
Nợ công của Mỹ có thể đạt mức kỷ lục 34.500 tỷ USD

Mỹ đang đối mặt với khoản nợ công kỷ lục 34.500 tỷ USD, gần gấp ba lần nợ công của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) và dự kiến sẽ chạm mốc 134% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2029.

Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ
Thái Nguyên: Xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ

Ngay trong ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Thái Nguyên đã xử lý gần 300 trường hợp vi phạm giao thông.