Trong đó, đề án cần nêu rõ tính cần thiết, quy mô từng hạng mục đầu tư và thời gian thực hiện, phương án sử dụng và huy động vốn, sơ lược toàn bộ quá trình chỉ đạo xử lý và các vấn đề khác có liên quan...

Sở Giao thông Vận tải rà soát, có ý kiến đối với 2 dự án này đảm bảo phù hợp với hệ thống giao thông vận tải và kho bãi trên địa bàn TP gắn với an ninh quốc phòng.

TP.HCM: Lập đề án đầu tư mở rộng Bến xe An Sương và kho bãi tại quận Thủ Đức - Hình 1

Bến xe An Sương được quy hoạch mở rộng gấp 3 lần hiện nay

Sở Tài chính nghiên cứu, có ý kiến đối với phương án sử dụng, huy động vốn tại 2 dự án đầu tư trên và xem xét, đánh giá năng lực tài chính của Samco, đảm bảo khả năng thực hiện 2 dự án nêu trên theo tiến độ và quy định hiện hành.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổng hợp ý kiến, nghiên cứu, thẩm định đề án chi tiết tại 2 dự án đầu tư; đảm bảo chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục theo pháp luật đầu tư và các quy định có liên quan; báo cáo đề xuất Thường trực UBND TP xem xét, quyết định.

Tháng 4/2013, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông TP.HCM đến năm 2020, trong đó xác định Bến xe An Sương là một trong 11 đầu mối vận tải hành khách công cộng chính, là bến trung chuyển xe buýt tại cửa ngõ Tây - Bắc TP và trong tương lai gần sẽ là bến cuối của tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM và tuyến buýt nhanh số 3 (Bến xe An Sương - Bến xe Miền Tây).

Bến xe An Sương được duyệt quy hoạch mở rộng lớn gấp 3 lần từ 1,6 ha lên 4,8 ha với mục đích trở thành bến xe đa chức năng gồm trung tâm thương mại, dịch vụ, bãi hậu cần, bãi đậu xe cao tầng...

Hằng Vương