Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. HCM phấn đấu đến năm 2030 làm chủ một số công nghệ sinh học thế hệ mới

UBND TP. HCM vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2021 - 2030.

Theo UBND TP.HCM, mục tiêu của kế hoạch nhằm phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp. Song song đó, kế hoạch sẽ nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ công nghệ sinh học nông nghiệp hiện đại của TP.HCM, đưa thành phố có trình độ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp thuộc nhóm dẫn đầu trong cả nước và ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

Bên cạnh đó, TP. HCM phấn đấu đến năm 2030 làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra các sản phẩm ở quy mô công nghiệp ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Tiếp tục tạo ra được một số giống cây, con mang tính trạng tốt, kháng bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có năng suất, chất lượng cao. Nghiên cứu phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới có tính năng tiến bộ, cải tiến ứng dụng vào sản xuất các sản phẩm công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Tạo động lực đột phá, huy động nguồn lực phát triển tăng tối thiểu 30% số lượng doanh nghiệp (DN) công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản so với giai đoạn 2021 - 2025.

Đồng thời, tiếp tục mở rộng chuyển giao công nghệ cho DN, nâng cao tỷ lệ tự sản xuất nguyên liệu sản phẩm công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Mặt khác, tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho các DN, tổ chức khoa học và công nghệ và tổ chức chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực “tăng tối thiểu 50% (thạc sĩ, tiến sĩ) so với giai đoạn 2021 - 2025” đủ trình độ làm chủ công nghệ để tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước để phát triển nhanh, mạnh và bền vững công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp của TP.

Để thực hiện mục tiêu trên, về phát triển khoa học và công nghệ, TP. HCM tổ chức triển khai các hoạt động khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sinh học hiện đại; ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ sinh học để sản xuất ra các sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp trong nông nghiệp. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN để thúc đẩy việc hình thành và phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực (heo, bò sữa, bò thịt, tôm, cá cảnh,...) ở quy mô công nghiệp, có chất lượng và sức cạnh tranh cao trên thị trường, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Mặt khác, nâng cao năng lực các tổ chức khoa học và công nghệ, các trung tâm kiểm định an toàn sinh học, các phòng kỹ thuật công nghệ của các DN để có đủ khả năng tiếp cận, nghiên cứu, triển khai các công nghệ mới phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

Về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp TP như: Đề xuất các giải pháp ưu đãi cho phát triển nhanh các DN công nghệ sinh học, khuyến khích DN đầu tư vào phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học nông nghiệp quy mô công nghiệp. Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học vào sản xuất. Bên cạnh đó, thành phố tiến hành đào tạo phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong nước và quốc tế để công nghệ sinh học có thể làm chủ được năng suất, chất lượng của ngành nông nghiệp .

 Nguyễn Tùng - Hoàng Dương

Bài liên quan

Tin mới

Khai thác trở lại nút giao Đồng Thắng nối với tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45
Khai thác trở lại nút giao Đồng Thắng nối với tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45

Ban Quản lý dự án Thăng Long và Sở Giao thông Vận tải Thanh Hóa đã thống nhất mở lại nút giao Đồng Thắng, huyện Triệu Sơn nối với tuyến cao tốc Mai Sơn-Quốc lộ 45.

Bình Định: Doanh thu du lịch dịp Lễ 30/4 và 1/5 tăng gần 19%
Bình Định: Doanh thu du lịch dịp Lễ 30/4 và 1/5 tăng gần 19%

Sở Du lịch ỉnh Bình Định vừa có Báo cáo “Về tình hình hoạt động du lịch trước, trong và sau dịp lễ 30/4 - 1/5/2024 trên địa bàn tỉnh”. Báo cáo cho biết: Tổng lượng khách du lịch đến Bình Định dịp này tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023 và tổng doanh thu tăng gần 19%...

Ninh Thuận: Đón 150.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4- 01/5
Ninh Thuận: Đón 150.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4- 01/5

Theo báo cáo của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận: Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, tổng số du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn ước đạt 150.000 lượt, tăng 66,6% so cùng kỳ; trong đó khách quốc tế ước đạt 3.000 lượt, tăng 50% so cùng kỳ; số lượt khách tới trải nghiệm tuyến phố đi bộ trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm ước đạt 22.000 lượt. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch trong dịp nghỉ lễ ước đạt 145 tỷ đồng.

Hải Tiến - Hòn ngọc xanh ẩn mình giữa lòng Thanh Hoá
Hải Tiến - Hòn ngọc xanh ẩn mình giữa lòng Thanh Hoá

Tự hào sở hữu bờ biển trải dài hơn 12 km, Hải Tiến hiện lên như một viên ngọc xanh ẩn mình giữa lòng xứ Thanh, thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình yên và thơ mộng. Bờ cát trắng mịn trải dài như dải lụa uốn lượn, ôm trọn lấy làn nước biển xanh ngọc bích, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp khiến du khách say đắm.

Bình Thuận phát triển bền vững cây thanh long
Bình Thuận phát triển bền vững cây thanh long

UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định phê duyệt đề án phát triển bền vững cây thanh long đến năm 2030.

Đồng Tháp tập trung triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Đồng Tháp tập trung triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

UBND tỉnh Đồng Tháp đã có chỉ đạo các sở, ngành tỉnh; UBND các huyện có rừng và các đơn vị quản lý rừng tập trung triển khai nghiêm Công điện số 31/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.