Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP.HCM: Triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 'cất cánh'

TP.HCM đang triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp “cất cánh” để đạt được mục tiêu đến năm 2020 có ít nhất 500.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động, chiếm ½ số DN của cả nước.

Cắt giảm tối đa thủ tục hành chính

Mặc dù các sở, ngành của TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, tuy nhiên theo nhận định của lãnh đạo UBND TP.HCM, trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN còn gặp không ít khó khăn về nguồn vốn, thị trường, mặt bằng sản xuất và đặc biệt là các rào cản liên quan đến thủ tục hành chính, chính sách chuyên ngành… Chính vì vậy, UBND TP.HCM vừa chỉ đạo các đơn vị bên cạnh việc cải cách thủ tục, cắt giảm những thủ tục rườm rà, cần thống kê, kiến nghị các bộ chuyên ngành cắt giảm điều kiện kinh doanh không cần thiết để tạo thuận lợi nhất cho người dân và DN.

Mới đây nhất, nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các DN, UBND TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng cho phép thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro, công nhận kết quả kiểm định lẫn nhau, chấp nhận kết quả của các nước tiên tiến để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có trọng tâm, trọng điểm. Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm thì chỉ kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm; mở rộng phương thức kiểm tra trước khi nhập khẩu; chỉ kiểm tra trong những trường hợp cần thiết khi có sự lợi dụng hình thức nhập khẩu thực phẩm dưới dạng phi mậu dịch.

Cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành cấp trên cần tăng cường bố trí các nguồn lực cho các đơn vị kiểm tra tại các cửa khẩu lớn của TP.HCM; Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận, nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để ra kết quả và sớm cập nhật kết quả kiểm tra chuyên ngành lên cổng thông tin kiểm tra chuyên ngành.

Hỗ trợ “sát sườn”

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trong 7 tháng năm 2018, TP.HCM đã có 24.303 DN được cấp phép thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 315.003 tỷ đồng, tăng 5,8% về số lượng và 6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Ngoài ra, có 36.776 lượt DN đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, vốn điều chỉnh bổ sung tăng 251.898 tỷ đồng. Từ các số liệu thống kê cho thấy, số lượng DN mới trên địa bàn thành lập liên tục tăng lên cho thấy các chính sách hỗ trợ của TP.HCM đã tác động tốt đến người dân và DN.

Ngoài ra, còn có gần 24.000 lượt doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, trong đó vốn điều chỉnh bổ sung tăng 74.093 tỷ đồng (tăng 31,2%). Tính chung, tổng vốn đăng ký và bổ sung là gần 219.000 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ. Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có khoảng 278.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, chiếm 31,7% doanh nghiệp cả nước.

Vừa qua, tại Hội thảo “Khởi nghiệp tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập” được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, thành phố xác định tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo ra thành công của các doanh nghiệp ngày nay.

Đồng thời, khởi nghiệp là một trong những đột phá quan trọng nhằm thúc đẩy tiềm năng doanh nhân trẻ đầy sáng tạo lập nghiệp và làm giàu cho chính mình, đóng góp cho sự thịnh vượng của thành phố. Khởi nghiệp là “mồi lửa” để châm ngòi sáng tạo. Việc thôi thúc “mồi lửa” khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của toàn xã hội, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của lãnh đạo và các cơ quan của thành phố.TP.HCM: Triển khai hàng loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp 'cất cánh' - Hình 1

Công chức Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư (Cục Hải quan TP.HCM) hướng dẫn thủ tục cho DN. Ảnh: Thu Hòa.

TP Hồ Chí Minh vốn là môi trường khởi nghiệp năng động từ hơn 20 năm trước và hiện tại trào lưu khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ. Trong thời gian tới, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh xác định khởi nghiệp là một trong những lĩnh vực đột phá quan trọng. Theo đó, thành phố sẽ bố trí gói tín dụng 1.000 tỷ đồng từ ngân sách thành phố để hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp, ưu tiên các doanh nhân trẻ, khuyến khích hình thành các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Ngoài ra, thành phố sẽ triển khai đồng bộ, liên tục nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động khởi nghiệp thường xuyên, tổ chức tuyên truyền tư vấn, đào tạo, định hướng học sinh, sinh viên, khơi dậy ý định khởi nghiệp và kiến tạo các năng lực khởi nghiệp. TP Hồ Chí Minh cũng sẽ kiến nghị đưa nội dung khởi nghiệp vào chương trình đào tạo của các trường đại học mà trước mắt là các trường đại học do thành phố quản lý.

Đối với DN hoạt động XNK, Cục Hải quan TP.HCM đã tổ chức nhiều hội nghị đối thoại chuyên đề nhằm hướng dẫn thủ tục, văn bản mới, đồng thời tháo gỡ, giải đáp các vướng mắc phát sinh cho DN. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2018 đến nay, Cục Hải quan TP.HCM đã triển khai thành công Hệ thống quản lý hải quan tự động tại các cảng biển lớn trên địa bàn, nhằm rút ngắn thời gian thông quan, chi phí cho cộng đồng DN…

 Mặt khác, việc ươm mầm và phát triển DN khởi nghiệp, đặc biệt là thanh niên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất và lượng của bức tranh kinh tế thành phố. Theo đó, các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp cũng đã được TP.HCM hết sức chú trọng trong thời gian qua. Các quỹ khởi nghiệp, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đã được thành lập. Theo TS. Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, thành phố hiện có trên 760 nhóm cá nhân, tổ chức khởi nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, chiếm hơn 42% số lượng startup cả nước. Có hơn 46% (tương đương 350 startup) đã và đang tham gia các chương trình hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn thành phố. Trong đó, có 222 startup (chiếm 63%) đã và đang được hỗ trợ ươm tạo tại 10 cơ sở ươm tạo của Nhà nước trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Ngoài ra, có khoảng 49% startup đã tìm được nhà tài trợ và đầu tư; trong đó, có khoảng 70% đang ở các giai đoạn đầu tiên của quá trình gọi vốn đầu tư khuyến khích khởi nghiệp theo hướng sản xuất, cung cấp dịch vụ mới theo công nghệ mới.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đang khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Để thực hiện hiệu quả cơ chế này, HĐND TP.HCM cũng đã thông qua nhiều nghị quyết: Từ vấn đề huy động nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng, huy động nguồn lực để nâng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức của thành phố để tạo ra chất lượng hoạt động công vụ; thu hút nguồn nhân tài… Trong đó, HĐND TP.HCM đề nghị UBND Thành phố khẩn trương xây dựng các đề án xây dựng cơ chế chính sách đặc thù; Phát huy mạnh mẽ sức sáng tạo của nhân dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Hải Đăng

Tin mới

Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024
Việt Nam nhập khẩu phân bón nhiều nhất từ thị trường nào trong tháng 3/2024

Trong tháng 3/2024, nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc tăng mạnh 43,9% về lượng, tăng 55,3% về kim ngạch và tăng 7,9% về giá so với tháng 2/2024, đạt 174.582 tấn, tương đương 39,98 triệu USD.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.