Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh: 568.340 tỷ đồng lãi suất thấp được giải ngân cho doanh nghiệp

Sáng 28/02, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị đối thoại ngân hàng - doanh nghiệp năm 2023 với chủ đề “Ngành Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”.

Hội nghị nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn. Qua đó đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ và thúc đẩy kinh tế thành phố tăng trưởng.

Tại hội nghị, Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cho biết, ở chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 2022, có 13 ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký gói tín dụng ưu đãi, với quy mô đạt 434.280 tỷ đồng.

Lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM và các ngân hàng đang giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Ảnh: Quốc Hải
Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh và các ngân hàng đang giải đáp thắc mắc của doanh nghiệp. Ảnh: Quốc Hải.

Tuy nhiên, thông qua chương trình, các ngân hàng đã giải ngân tới 568.340 tỷ đồng, bằng 131% gói tín dụng ưu đãi đăng ký từ đầu năm, và tăng 16,6% so với năm 2021.

Điều này mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, nhờ lãi suất cho vay thấp (ngắn hạn tiền đồng khoảng 6%/năm; trung, dài hạn khoảng 10%/năm).

Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, đánh giá số tiền giải ngân để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong năm 2022 tăng so với gói tín dụng cam kết, là nhờ trách nhiệm và sự sẻ chia của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, cùng với sự chủ động, sáng tạo trong phối hợp thực hiện phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã đã phối hợp Sở Công thương, UBND các quận - huyện và TP Thủ Đức tổ chức chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp theo chuyên đề: hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch và doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất… đã mang lại hiệu quả cao, tính lan tỏa và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

Đơn cử như việc ký kết trực tiếp tại hội nghị trên địa bàn các quận - huyện và TP. Thủ Đức trong năm 2022 đạt 11.416 tỷ đồng, gồm hỗ trợ vốn lãi suất thấp và cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp để giảm bớt khó khăn giúp doanh nghiệp tại các địa phương vượt qua khó khăn do tác động bởi đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng chủ động giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng, tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp để mở rộng sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện gói hỗ trợ 2% lãi suất theo Nghị định 31 của Chính phủ và chương trình cho vay 5 nhóm ngành lĩnh vực ưu tiên của Ngân hàng Nhà nước, cho vay kích cầu đầu tư của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Đến nay, sau gần 2 tháng, tổng doanh số hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố đạt 469.000 tỷ đồng. Trong đó giảm lãi suất cho vay 300.000 tỷ đồng; tăng hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp 100.000 tỷ đồng và hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31 của Chính phủ trên 9.000 tỷ đồng (lũy kế thực hiện gói này tại địa bàn đạt trên 15.000 tỷ đồng).

Thông qua đó, hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, vượt qua khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế thành phố.

Hoàng Bách (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá
Chủ động ứng phó với những thách thức trong công tác điều hành giá

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao đẩy mạnh triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đặt ra tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị số 12/CT-TTg các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 36/TB-VPCP của Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón
Tiền Giang xử phạt 2 cơ sở có nhiều vi phạm trong kinh doanh phân bón

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở có hành vi buôn bán phân bón giả, không đảm bảo chất lượng và không niêm yết giá; trị giá tang vật vi phạm gần 70 triệu đồng.