Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

TP. Hồ Chí Minh bảo đảm khung thời gian học của cấp tiểu học

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản hướng dẫn một số hoạt động đầu năm và chuẩn bị vào năm học mới 2024 - 2025 cấp tiểu học. Văn bản quy định rõ thời gian vào học, chương trình học tập cũng như quy định sách vở đối với học sinh tiểu học.

Cụ thể, Nhà trường cần bảo đảm khung thời gian mỗi ngày như sau: Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi sáng từ 7h30 trở đi và không trễ hơn 7h45; Thời gian vào tiết đầu tiên của buổi chiều không sớm hơn 13h30.

Theo đó, 21 quận, huyện và TP. Thủ Đức rà soát danh sách học sinh chưa đăng kí ra lớp, có phương án bố trí định biên lớp học và phân công giáo viên, bảo đảm không để bất kì học sinh nào trên địa bàn không có chỗ học, đồng thời, tất cả học sinh có tên trong danh sách đã ra lớp.

Bên cạnh đó, trường học chuyển tải các thông tin, hoạt động trong năm của nhà trường đến cha mẹ học sinh bằng nhiều giải pháp khác nhau, xây dựng các biện pháp hướng dẫn học sinh tham gia học tập, hướng dẫn cha mẹ hoặc người thân hỗ trợ học sinh.

Đối với các hoạt động tổ chức đầu năm, trường học cần giới thiệu về truyền thống, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường sao cho phù hợp với lứa tuổi của học sinh tiểu học cũng như cơ cấu tổ chức, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa (Ảnh: Thu Tâm)

Học sinh được tổ chức tìm hiểu các hoạt động học tập giúp các em làm quen với mục đích, yêu cầu, chương trình học tập và phương pháp học tập, rèn luyện ở trường, lớp, làm quen và từng bước tiếp cận với nội dung, phương pháp, hình thức dạy học một cách tích cực, chủ động, tự tin.

Đặc biệt, giáo viên chủ nhiệm giới thiệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo nhằm khơi gợi cho học sinh sự yêu thích và hứng thú với môn học, các phiên bản kỹ thuật số và kho học liệu số của nhà trường.

Trong bối cảnh các dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lan rộng, trường học cần tiếp tục duy trì các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm an toàn trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm, duy trì hoạt động rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng cho tất cả mọi thành viên trong trường. Nhà trường bố trí bồn rửa tay với số lượng phù hợp, nơi rửa tay thuận tiện, cung cấp đầy đủ và duy trì xà phòng, nước sạch.

Việc tổ chức bán trú phải thực hiện vệ sinh ăn uống, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và công khai chất lượng bữa ăn.

Đối với học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học cấp tiểu học, nhà trường chủ động bố trí thời gian kiểm tra lại đối với các học sinh chưa hoàn thành chương trình với hình thức tương tự như tổ chức kiểm tra định kì cuối học kì 2, không gây căng thẳng, áp lực cho học sinh.

Chương trình học của học kỳ 1 sẽ bắt đầu từ ngày 9/9/2024, học kỳ 2 từ ngày 13/1/2025). Các đơn vị chủ động sắp xếp chương trình, kế hoạch dạy học và thời khóa biểu đảm bảo chương trình theo kế hoạch thời gian năm học của nhà trường.

Về quy định thời gian học tập của học sinh, hiệu trưởng chủ động sắp xếp kế hoạch nhà trường, xây dựng thời khóa biểu linh hoạt, phù hợp, mỗi ngày thực hiện tối thiểu 7 tiết, khuyến khích thực hiện sáng 4 tiết, chiều 3 tiết. Bên cạnh 7 tiết trong chương trình giáo dục phổ thông mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng chương trình nhà trường và kế hoạch tổ chức thêm các hoạt động khác tùy theo nhu cầu và năng lực của học sinh và thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

Sau giờ học mỗi ngày, nhà trường có thể xây dựng kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ sau giờ chính khóa cho học sinh cho đến khi học sinh được đón về. Các kế hoạch này phải được cấp trên có thẩm quyền phê duyệt trước khi tiến hành.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết, bình quân mỗi năm, thành phố tăng thêm khoảng 25.000 học sinh làm sĩ số học sinh/lớp vượt cao so với chuẩn, nhất là cấp tiểu học. Việc gia tăng số học sinh dẫn đến tăng biên chế và hạn chế phần nào công tác quản lý và chất lượng giảng dạy.

Dự kiến trong năm 2024, TP. Hồ Chí Minh sẽ đưa vào sử dụng 23 dự án với 476 phòng học mới, tổng mức đầu tư hơn 2.237 tỉ đồng. Công tác sửa chữa, mua sắm trang bị cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học dự kiến phân bổ cho khối quận, huyện khoảng hơn 496 tỉ đồng. Tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị theo kế hoạch phân bổ dự toán năm 2024 của khối THPT gần 43 tỉ đồng.

Về công tác tuyển dụng giáo viên toàn ngành có một số khó khăn. Trong đó, đáng chú ý là nguồn tham gia tuyển dụng chưa đáp ứng nhu cầu tại vị trí giáo viên tiếng Anh (tiểu học), tin học, mỹ thuật, âm nhạc, công nghệ và một số vị trí nhân viên khác.

Hoàng Bách (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.