Theo đó, phương án này phải bao gồm sơ đồ mạng lưới kết nối các bến bãi, khu đô thị, điểm du lịch và trung tâm thương mại dọc theo tuyến đường.
Bên cạnh đó, việc bố trí vạch sơn, biển báo và các điểm kết nối an toàn tại các giao lộ và các điểm băng đường là những yếu tố bắt buộc để đảm bảo sự an toàn và thuận tiện cho người đi xe đạp.
Thời hạn để trình phương án chi tiết trước ngày 30/7, sau đó, Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh sẽ lấy ý kiến từ các sở, ngành liên quan.
Dự án này sẽ được thực hiện bằng nguồn kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước. Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị sẽ phải đề xuất phương án quy mô và kế hoạch triển khai cụ thể để đảm bảo công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2024.
Đường Mai Chí Thọ nằm ở khu Đông TP. Hồ Chí Minh, nối đường Võ Văn Kiệt với đường Võ Nguyên Giáp (trước là Xa lộ Hà Nội). Tuyến đường này rộng 12 làn xe, đi qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm nên việc nghiên cứu mở làn đường ưu tiên cho xe đạp được cho là phù hợp.
Đồng thời, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh giao Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ hoàn chỉnh phương án tổ chức các tuyến đường có làn ưu tiên xe đạp ở khu vực trung tâm thành phố và dọc theo tuyến metro.
Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh lưu ý phương án làn đường riêng cho xe đạp cần có sơ đồ mạng lưới kết nối các nhà ga metro, bến bãi, các khu đô thị dọc tuyến metro, các điếm du lịch, trung tâm thương mại... gắn với giải pháp tổ chức giao thông, thiết kế mẫu cho từng tuyến đường, bố trí đầy đủ vạch sơn biển báo và kết nối an toàn tại các giao lộ hoặc các điểm băng đường.
Hoàng Bách(t/h)