Theo tố cáo của người dân, Modern Tech, Ifan và Pincoin là dự án huy động vốn gồm 7 người Việt Nam sáng lập chính. Tuy nhiên, Ifan gắn mác dự án đến từ Singapore, Pincoin đến từ Ấn Độ. Để qua mặt cơ quan chức năng, Ifan, Pincoin ủy quyền cho Công ty Modern Tech làm đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Modenrn Tech tổ chức các sự kiện tại TP.HCM và Hà Nội để huy động vốn từ chủ đầu tư. Modern Tech kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo Ifan (giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu, Modern Tech lại phát hành ra đồng tiền số này để huy động vốn nhằm tránh việc kiểm tra từ Ủy ban chứng khoán nhà nước).
Người dân bị nạn căng băng rol trước cổng Modern Tech.
Theo người dân, Ifan cam kết khi tham gia quỹ tiền ảo, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi nhuận thấp nhất 48%/tháng, thời gian hoàn vốn tối đa 4 tháng. Ngoài ra, nếu lôi kéo được người vào hệ thống khách hàng sẽ được hưởng thêm 8% số tiền người mới tham gia. Bằng “chiếc bánh vẽ” đó, Ifan dụ dỗ thành công hơn 32 nghìn người tham gia góp vốn với số tiền lên đến hơn 15 nghìn tỷ đồng. Đây là mô hình kinh doanh “đa cấp” theo kiểu kim tự tháp.
Modern Tech kêu gọi nhà đầu tư mua đồng tiền ảo Ifan (giống như một loại cổ phiếu có giá trị, nhưng thay vì phát hành cổ phiếu. Ifan quy định giá công bố 5USD trên một đồng tiền số. Tuy nhiên giá thực tế của đồng tiền số này trên thị trường chỉ là 0,01 USD/một đồng,
Bằng thủ đoạn trên, Ifan dụ dỗ hơn 32 nghìn nạn nhân cùng tham gia và huy động được hơn 15 nghìn tỷ đồng tiền vốn. Điều đáng nói, tất cả các chủ đầu tư sau đó không hề được nhận bất cứ lợi nhuận thực tế nào. Hàng ngàn người vì đó lâm vào cảnh tán gia bại sản khi đầu tư hàng tỷ đồng vào Ifan.
Đơn tố cáo của một người dân về vụ lừa đảo 15 nghìn tỷ đồng bằng tiền ảo
Nhóm người biểu tình căng băng rôn tố cáo các thành viên Modern Tech "lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Họ khẩn cầu các cơ quan chức năng vào cuộc chỉ đạo điều tra vụ việc mà theo họ là vụ lừa đảo đa cấp lớn nhất lịch sử Việt Nam.
Diệu Dương/Theo VNF